==HOTLINESHOW==  ==HOTLINESHOWOTHER==

hành trình miền tây thưởng thức bánh pía là sản phẩm độc đáo của Sóc Trăng. Thưởng thức vài chiếc bánh  cùng với ngụm trà gừng, buôn đôi ba câu chuyện lại thêm ấm lòng khách thăm quan.  Và thật đáng tiếc cho ai đến nơi đây bỏ qua dịp được nếm thử những chiếc bánh nhỏ nhắn mà thơm lâu này.  

 

Về Sóc Trăng, không chỉ được thưởng ngoạn cảnh đẹp của những ngôi chùa cổ kính hay tham gia các lễ hội vui tươi, rực rỡ bản sắc ba dân tộc Kinh, Hoa và Khmer, khách thăm quan còn được thưởng thức những món bánh ngon lạ của nơi này. Đặc sắc nhất phải kể đến là bánh pía, vị ngọt thanh và hương thơm nguyên chất của trái sầu riêng, đặc sản của vùng sông nước Nam Bộ. 

Bánh Pía Sóc Trăng - Ảnh 1

Ẩm thực Sóc Trăng  rất đa dạng phong phú với các đặc sản lạp xưởng, nhãn Vĩnh Châu, bánh cống, bánh pía… Những ai đã từng một lần nếm bánh pía đều khẳng định món này quá ngon và là thứ quà vặt không thể bỏ qua khi mang về biếu người thân.

Trước đây, bánh pía được làm hoàn toàn thủ công và chỉ phục vụ cho nhu cầu của từng gia đình. Đến đầu thế kỉ XIX, người đầu tiên kinh doanh bánh pía và truyền nghề cho con cháu sau này là ông Đặng Thuận, sinh sống ở làng Vũng Thơm (nay là xã Phú Tâm, huyện Châu Thành, tỉnh Sóc Trăng). Bánh pía Sóc Trăng có hương vị rất đặc trưng, đó là mùi thơm của sầu riêng, vị béo ngậy của hột vịt muối (trứng vịt muối), vị bùi của đậu xanh, khoai môn, và thơm mùi bột mì của vỏ bánh nướng vàng. 

 

Bánh Pía Sóc Trăng - Ảnh 2

Muốn có được mùi vị, màu sắc hấp dẫn, bánh pía Sóc Trăng phải qua rất nhiều công đoạn. Riêng phần nhân được làm từ khoai môn, đậu xanh, hột vịt muối xào với đường và cho thêm sầu riêng theo tỉ lệ vừa phải. Hỗn hợp trên để nguội đem bọc với lòng đỏ hột vịt muối. Nếu muốn tăng vị béo có thể thêm thịt heo (lợn). Riêng vỏ bánh được làm bằng bột mì bằng cách cán, cuộn bột mì, gấp lại nhiều lần để tạo nên vỏ bọc với những lớp “bột nước” và “bột dầu” chồng lên nhau. Cuối cùng, bánh được đưa vào lò nướng ở nhiệt độ trung bình khoảng 2700C. Sau 5-7 phút, thợ đứng lò sẽ lấy bánh ra, lật ngược mặt bánh rồi thoa lên một lớp lòng đỏ trứng và đưa vào lò trở lại. 15 phút sau, khi chiếc bánh chuyển sang màu vàng ươm chính là lúc chiếc bánh đã thành phẩm và dùng được ngay. 

Những chiếc bánh màu vàng cam có hình dáng nhỏ, tròn, lớn vừa phải rất tiện lợi, có thể vừa cầm vừa ăn. Không quá bở, mềm, có một độ dẻo vừa phải để khi ngậm vào miệng không tan ngay. Nhưng thích thú nhất là vị ngọt thơm nguyên chất  hương sầu riêng mà bất cứ một loại hương liệu nhân tạo nào cũng không thể thay thế được.

 

Bánh Pía Sóc Trăng - Ảnh 3

Người Sóc Trăng lâu nay có thói quen biếu tặng bánh pía cho nhau trong mỗi dịp Cúng Trăng (rằm tháng 10 âm lịch) hoặc lễ tết như một cách để bày tỏ tình thân ái. Tất cả đều thấm đẫm trong hương vị ngọt ngào đậm đà, chân chất của một vùng quê Nam Bộ, nơi giao thoa bản sắc văn hoá của 3 dân tộc Kinh, Hoa, Kh’mer. Không chỉ vậy, giờ đây, bánh pía Sóc Trăng còn là một sản phẩm đặc trưng đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế, quảng bá văn hóa và trải nghiệm của địa phương.

Bánh Pía Sóc Trăng,Banh Pia Soc Trang

Bánh Pía Sóc Trăng,Banh Pia Soc Trang
86 9 95 181 bài đánh giá
==HOTLINESHOW==