==HOTLINESHOW==  ==HOTLINESHOWOTHER==

Các Hoạt Động - Giải Trí :

  • Lễ Hội Ok Om Bok Ở Miền Tây

    Lễ Hội Ok Om Bok Ở Miền Tây

    Lễ Ok Om Bok còn gọi là lễ Cúng Trăng hay “Đút cốm dẹp" của dân tộc Khmer Nam Bộ, được tổ chức vào ngày 14 và 15 tháng 10 âm lịch hàng năm.

  • Về miền Tây đặt lờ mùa nước nổi

    Về miền Tây đặt lờ mùa nước nổi

    Cá tôm ở Đồng bằng sông Cửu Long nhiều vô kể. Làm cách nào bắt được chúng để phục vụ cho bữa ăn thêm phong phú là điều mà cư dân miệt này phải tính đến. Một trong dụng cụ được chế ra đơn sơ nhưng hiệu quả là cái lờ.

  • Lễ hội Cúng Dừa ở Sóc Trăng

    Lễ hội Cúng Dừa ở Sóc Trăng

    Truyền thuyết kể rằng:  Ngày xưa ở xã An Trạch tự nhiên nổi lên cái gò giống như chiếc cồng. Ai bước chân lên, âm thanh như tiếng kim loại vang. Hiện tượng này ngày càng nhỏ dần rồi biến mất. Bà con người Khmer cho rằng đó là điều linh thiêng nên lập miếu thờ. Trong tiếng Khmer, “thác côn” có nghĩa là “đạp cồng”, gợi lại sự tích tiếng cồng vang lên từ lòng đất theo bước chân người.

  • Địa Điểm Vui Chơi Ở Cần Thơ

    Địa Điểm Vui Chơi Ở Cần Thơ

    Là trung tâm vui choi giải trí của Đồng Bằng Sông Cửu Long, nơi tập trung các nhà hàng lớn cùng với các tu điểm giải trí hấp dẫn . nếu muốn nghe ca nhạc Tài Tử thỉ lên tàu ở bến Ninh Kiều vừa nghe ca nhạc tài tử vừa ăn tối luôn, hòan cảnh là Guiang sẽ ngồi trên tàu vừa thưởng thức món ăn, vừa ngắm cảnh sông nước (lãng mạn nhé).

  • Lễ Cholchnam Thmay

    Lễ Cholchnam Thmay

    Lễ Cholchnam Thmay là tết cổ truyền của người Khmer vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Lễ diễn ra vào năm mới nên còn gọi là “Lễ chịu tuổi”. Lễ tính theo Phật lịch, kéo dài 3 ngày và thường diễn ra trong khoảng tháng 4 dương lịch hàng năm (Tức vào khoảng 13, 14, 15 tháng 3 âm lịch.

  • Lễ hội Kathina

    Lễ hội Kathina

    Lễ hội Kathina còn gọi là lễ dâng bông, lễ dâng y cà sa, là nghi lễ đậm nét văn hóa của người Khmer vùng Sóc Trăng nói riêng, Tây Nam Bộ nói chung. Lễ hội này diễn ra nhằm mục đích cầu cho dân làng yên ấm, gia đình an vui, mưa thuận gió hòa, mùa mang tươi tốt.

  • Lễ Đôn ta

    Lễ Đôn ta

    Lễ Đôn ta là lễ hội truyền thống lớn nhất trong năm của người Khmer, còn được gọi là lễ cúng ông bà. Lễ có ý nghĩa giống với lễ Vu Lan của người Việt nên còn được gọi là lễ "Xá tội vong nhân". Đây là lễ được tổ chức nhằm tưởng nhớ đến công ơn ông bà, cha mẹ và người thân, tạ ơn những người đã khuất và cầu phước cho những người còn sống, tạo nên sự gắn bó giữa bạn bè, người thân và cả cộng đồng.

  • Lễ Tục Tống Gió Tống Ôn

    Lễ Tục Tống Gió Tống Ôn

    Lễ Tục Tống Gió Tống Ôn là một lễ tục có từ lâu đời ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long. Nó gắn liền với các nghi thức trai đàn, cúng cô hồn cũng như gắn với một số lễ tục khác nên nó rất phổ biến ở vùng nông thôn Miền Tây trước đây Lễ tục này có từ những buổi đầu khai hoang mở cõi, khi mới bắt đầu định hình chợ búa xóm làng.

  • Tục Thờ Thông Thiêng Ở MiềnTây

    Tục Thờ Thông Thiêng Ở MiềnTây

    Tục thờ Thông Thiên là một tín ngưỡng thờ Trời phổ biến ở Nam Bộ nói chung và Miền Tây nói riêng. Theo tín ngưỡng dân gian, Trời được xếp trước Phật trong các đối tượng được thờ, theo thứ tự “Trời – Phật – Thánh – Thần”, nên việc thờ Trời là việc đầu tiên của mỗi người, mỗi nhà.

  • Đến Lễ Hội Dolta Xem Đua Bò Bảy Núi

    Đến Lễ Hội Dolta Xem Đua Bò Bảy Núi

    hành trình Mien Tay- Đua bò là môn thể thao cổ truyền mang đậm nét văn hóa của đồng bào dân tộc Khmer Nam bộ dịp lễ Dolta hằng năm; đồng thời tạo sự đoàn kết, gắn bó giữa các dân tộc đang sinh sống nơi vùng núi Thất Sơn hùng vĩ. Lễ Dolta được tổ chức nhằm cầu phước cho các linh hồn thân nhân đã khuất. Riêng ở vùng 7 núi có hội đua bò theo thể thức truyền thống của người Khmer, thu hút đông đảo khách thăm quan trong và ngoài nước.

  • Lễ Hội Bà Chúa Xứ

    Lễ Hội Bà Chúa Xứ

    Hình ảnh núi Sam đã thấm đậm trong tâm hồn người dân An Giang nói riêng, và miền Nam nói chung với ngày lễ hội Vía bà tháng tư. Miếu Bà Chúa Xứ nằm dưới chân triền đông núi Sam, mặt chính hướng về núi, mặt sau tiếp giáp cánh đồng bạt ngàn bờ kênh Vĩnh Tế. Từ cao nhìn xuống Miếu Bà như đoá sen xanh vươn lên khoe sắc trong vườn hoa kỳ lạ. Miếu Bà Chúa Xứ và khu danh thắng núi Sam hàng năm đón nhận hàng triệu lượt người trong và ngoài nước đến tham quan chiêm bái.

     

  • Về Miền Tây Xem Dỡ Chà Bắt Cá

    Về Miền Tây Xem Dỡ Chà Bắt Cá

    Lũ rút cũng là lúc sông Cửu Long cho thấy sự hào phóng về các sản vật mùa nước nổi. Bởi vậy, việc dỡ chà bắt cá mùa này cũng đã trở thành nét văn hóa đậm chất miền Tây Nam Bộ. Hàng năm cứ vào khoảng tháng 10 - 11 âm lịch (mùa nước rút), thì từng đàn cá, tôm lũ lượt kéo ra sông. Nếu có dịp về miền Tây, đoạn đường từ Thốt Nốt về Cần Thơ, bạn sẽ bắt gặp nhiều đống chà trải dài 2 bên bờ sông với cảnh nhộn nhịp dỡ chà của người dân nơi đây. 

Trang 1 2 [>>]

Hoạt động Giải Trí

Hoạt động Giải Trí
34 3 37 71 bài đánh giá