==HOTLINESHOW==  ==HOTLINESHOWOTHER==

Thời Việt Nam Cộng hòa (1954-1975), khu vực miền Tây Nam Bộ được gọi là Tây Nam Phần. Sau năm 1956, các "làng" gọi là "xã". Các đơn vị hành chính trực thuộc trong một tỉnh được phân chia, sắp xếp như sau: dưới "tỉnh" là "quận", dưới "quận" là "tổng", dưới "tổng" là "xã", dưới "xã" là "ấp". Sự phân chia, sắp xếp này được duy trì, thực hiện ở cả vùng nông thôn lẫn thành thị. Từ năm 1962, chính quyền bỏ dần, đến năm 1965 thì bỏ hẳn cấp "tổng", các "xã" trực tiếp thuộc các "quận".

Ban đầu, chính quyền Quốc gia Việt Nam và sau đó là Việt Nam Cộng hòa vẫn duy trì tên gọi tất cả các tỉnh đã có từ thời Pháp thuộc ở miền Tây Nam Phần. Năm 1956, chính quyền Việt Nam Cộng hòa cũng bãi bỏ quy chế thị xã trước đó, tiến hành giải thể các thị xã Bạc Liêu, Cần Thơ, Rạch Giá và Mỹ Tho vốn được chính quyền thực dân Pháp lập nên vào năm 1928.

Lịch sử Miền Tây phần 4 - Giai đoạn 1954 đến nay

Đến ngày 9 tháng 3 năm 1956, chính quyền Việt Nam Cộng hòa lại ban hành Sắc lệnh số 32-NV cho thành lập thêm tỉnh Cà Mau, trên cơ sở tách đất từ tỉnh Bạc Liêu trước đó. Tỉnh lỵ đặt tại Cà Mau. Ngày 22 tháng 10 năm 1956, Tổng thống Việt Nam Cộng hòa Ngô Đình Diệm ký Sắc lệnh số 143-NV để " thay đổi địa giới và tên Đô thành Sài Gòn – Chợ Lớn cùng các tỉnh và tỉnh lỵ tại Việt Nam". Địa giới và địa danh các tỉnh ở miền Nam thay đổi nhiều, một số tỉnh mới được thành lập. Theo Sắc lệnh này, địa phận Nam Phần của Việt Nam Cộng Hoà gồm Đô thành Sài Gòn và 22 tỉnh, riêng ở miền Tây Nam Phần bao gồm 11 tỉnh có tên như sau: An Xuyên, Ba Xuyên, An Giang, Kiên Giang, Phong Dinh, Vĩnh Long, Kiến Hòa, Vĩnh Bình, Kiến Phong, Kiến Tường, Định Tường.

Ngày 24 tháng 10 năm 1956, Tổng thống Việt Nam Cộng hòa Ngô Đình Diệm ký sắc lệnh phân chia lại địa giới các quân khu, theo đó thành lập mới Đệ ngũ Quân khu, gồm có 13 tỉnh: Long An, Kiến Tường, Kiến Phong, Định Tường, Kiến Hòa, Vĩnh Long, Vĩnh Bình, An Giang, Phong Dinh, Ba Xuyên, Kiên Giang, An Xuyên và Côn Sơn.

Ngày 9 tháng 12 năm 1965, Chủ tịch Uỷ ban Hành pháp chính quyền Việt Nam Cộng hòa là ông Nguyễn Cao Kỳ đã ký ban hành Nghị định phân chia Nam Việt Nam thành 4 vùng chiến thuật, Quân khu Thủ đô và Đặc khu Rừng Sác. Theo đó, Vùng 4 Chiến thuật, gồm có 15 tỉnh: Kiến Tường, Định Tường, Gò Công, Kiến Hòa, Kiến Phong, Vĩnh Long, Vĩnh Bình, Châu Đốc, An Giang, Kiên Giang, Phong Dinh, Chương Thiện, Bạc Liêu, Ba Xuyên, An Xuyên. Tháng 7 năm 1970, các "Vùng chiến thuật" được cải danh trở lại thành các "Quân khu", trong đó có Quân khu 4 với Bộ chỉ huy đặt ở Cần Thơ.

Tháng 8 năm 1968, tái lập tỉnh Gò Công trên cơ sở tách ra từ tỉnh Mỹ Tho. Năm 1971, thành lập tỉnh Châu Hà trên cơ sở tách đất từ tỉnh An Giang và tỉnh Rạch Giá. Tháng 11 năm 1973, tái lập tỉnh Bạc Liêu trên cơ sở tách ra từ tỉnh Sóc Trăng. Tháng 5 năm 1974, giải thể các tỉnh An Giang, Châu Hà và Kiến Phong để tái lập các tỉnh có tên là Long Châu Hà, Long Châu Tiền và Sa Đéc. Tỉnh Sa Đéc lúc này cũng nhận lại phần đất đã bị sáp nhập vào tỉnh Vĩnh Long từ năm 1957. Năm 1967, Trung ương Cục miền Nam quyết định tách thị xã Mỹ Tho ra khỏi tỉnh Mỹ Tho để thành lập thành phố Mỹ Tho trực thuộc Khu 8. Năm 1969, tách thị xã Cần Thơ ra khỏi tỉnh Cần Thơ để giao cho Khu 9 quản lý. Đến năm 1972, nâng thị xã Cần Thơ lên trở thành thành phố Cần Thơ trực thuộc Khu 9.

Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, chính quyền quân quản Cộng hòa miền Nam Việt Nam lúc bấy giờ vẫn duy trì tên gọi các tỉnh trực thuộc Khu 8 và Khu 9 như cũ cho đến đầu năm 1976. Lúc này, chính quyền Cách mạng cũng bỏ danh xưng "quận" có từ thời Pháp thuộc và lấy danh xưng "huyện" ("quận" và "phường" dành cho các đơn vị hành chánh tương đương khi đã đô thị hóa).

Từ năm 1976 đến nay

Ngày 17 tháng 5 năm 1984, Hội đồng Bộ trưởng ban hành Quyết định số 75-HĐBT về việc đổi tên thị xã Minh Hải thành thị xã Bạc Liêu thuộc tỉnh Minh Hải. Ngày 18 tháng 12 năm 1984, Hội đồng Bộ trưởng ra Quyết định số 170-HĐBT về việc chuyển tỉnh lỵ tỉnh Minh Hải từ thị xã Bạc Liêu về thị xã Cà Mau. Từ đó, tỉnh lỵ tỉnh Minh Hải đặt tại thị xã Cà Mau cho đến cuối năm 1996.

Ngày 26 tháng 11 năm 2003, Quốc Hội Việt Nam ban hành Nghị quyết số 22/2003/QH11 về việc chia và điều chỉnh địa giới hành chính một số tỉnh. Theo đó, chia tỉnh Cần Thơ thành thành phố Cần Thơ trực thuộc trung ương và tỉnh Hậu Giang. Tỉnh lỵ tỉnh Hậu Giang đặt tại thị xã Vị Thanh.

Hết .

Lịch sử Miền Tây phần 4,lich su mien tay phan 4

Lịch sử Miền Tây phần 4,lich su mien tay phan 4
68 7 75 143 bài đánh giá
==HOTLINESHOW==