==HOTLINESHOW==  ==HOTLINESHOWOTHER==

Khi lần đầu tiên tới Sóc Trăng, hình ảnh dễ gây ấn tượng là những chiếc bánh cống vàng óng, thơm lừng. Đồng bào Khmer miền Tây Nam Bộ luôn tự hào vì mình là những người đầu tiên khai sinh ra món bánh truyền thống đặc trưng này suốt hơn 100 năm qua. Xuất xứ từ miền sông nước Nam Bộ, bánh cống dần trở thành hương vị lưu luyến và điểm dừng chân không thể chối từ đối với khách thăm quan khi đến với Sóc Trăng.

Gần gũi và quen thuộc nhưng không phải ai cũng biết làm loại bánh cống. Bởi đây là một món bánh rất khó làm, từ khâu chọn và chuẩn bị nguyên liệu đến khâu chế biến, canh lửa. Dù ở bất kỳ công đoạn nào, người làm cũng phải biết kết hợp hài hòa kinh nghiệm và bí quyết của mình để tạo ra từng chiếc bánh.

Giống như rất nhiều loại bánh khác trong văn hóa của người Việt, một chiếc bánh cống ngon chính là sự kết hợp ăn ý giữa vỏ và nhân bánh. Thế nhưng, điều đặc biệt của bánh cống nằm ở chỗ, nguyên liệu làm nên vỏ bánh không phải là bột mì hay bột gạo, mà nó là sự hòa quyện giữa đậu nành và gạo tài nguyên được lựa chọn cẩn thận và ngâm mềm trong suốt 24 tiếng đồng hồ.

Đậm Đà Hương Vị Bánh Cống Miền Tây - Ảnh 1

Bánh cống vàng óng thơm lừng.

Nhân bánh được tạo thành từ thịt heo xay nhuyễn, nêm nếm vừa ăn và đậu xanh còn nguyên hạt chần sơ qua nước sôi. Mặt bánh được trang trí bằng một, hai con tôm, vừa tạo sự thẩm mỹ vừa góp phần làm tăng vị ngọt từ hải sản cho chiếc bánh. Người ta gọi chiếc khuôn dùng đúc bánh là “cống”. Đó cũng là một cách lý giải vì sao loại bánh này lại có một cái tên như vậy.

Vỏ và nhân bánh sau khi bỏ vào khuôn sẽ được cho vào chảo mỡ đang sôi rồi canh cho đến khi bánh chín vàng đều và tỏa mùi thơm béo ngậy. Một chiếc bánh cống ngon là kết quả không chỉ của sự chuẩn bị kỹ lưỡng các nguyên liệu làm bánh, mà còn là sự nhạy bén ở các khâu để bánh vàng và giòn ngon, nước mắm phải được pha sao cho hợp khẩu vị người ăn,…

Có trực tiếp nhìn thấy đôi bàn tay thoăn thoắt và những giọt mồ hôi nhễ nhại của người làm bánh trước chảo mỡ sôi sục mới thấy hết được sự công phu và tỉ mẩn trong từng chiếc bánh nhỏ xíu kia.

Đậm Đà Hương Vị Bánh Cống Miền Tây - Ảnh 2

Bánh cống ăn chung với nước mắm và rau sống.

Bánh cống được dùng chung với nước mắm và rau sống các loại để làm giảm đi cái béo của dầu mỡ và không làm người ăn có cảm giác mau ngán. Một miếng bánh cống giòn được quấn quanh bởi rất nhiều loại rau như bắp cải, diếp cá, làm cho người ta cảm nhận được vị béo của đậu xanh và đậu nành, vị ngọt của thịt heo, vị thơm của rau, cộng với vị nước mắm rất vừa ăn.

Nguồn: vnexpress.net

Đậm Đà Hương Vị Bánh Cống Miền Tây,Dam Da Huong Vi Banh Cong Mien Tay

Đậm Đà Hương Vị Bánh Cống Miền Tây,Dam Da Huong Vi Banh Cong Mien Tay
10 1 11 21 bài đánh giá
==HOTLINESHOW==