==HOTLINESHOW==  ==HOTLINESHOWOTHER==

Hủ tiếu đã trở thành món ăn quen thuộc với người miền Nam, với 3 thương hiệu nổi tiếng: hủ tiếu Mỹ Tho, hủ tiếu Nam Vang và hủ tiếu Sa Đéc. Trong đó, hủ tiếu Nam Vang có nguồn gốc từ Campuchia được ưa chuộng hơn hết. Nhiều người gọi đùa hủ tiếu Nam Vang là món ăn đa sắc tộc, bởi nó có nguồn gốc từ Campuchia, do người Hoa nấu cho người Việt thưởng thức.

Hủ tíu Nam Vang nguyên bản ở Campuchia nhưng lại do người Tiều, một tộc người di cư từ Trung Quốc sang nấu. Món này ở Nam Vang thì chỉ có thịt heo nạc và thịt bằm, rau ăn kèm chỉ có xà lách với giá. Sang đến Việt Nam, nguồn nguyên liệu đa dạng đã làm cho tô hủ tíu biến đổi thêm phần phong phú thấy rõ. Tùy ý thích, có nơi cho thêm vào tô hủ tíu con tôm, miếng gan heo, phèo heo, có nơi cho thêm cái trứng cút… Rau ăn kèm có thêm hẹ, rau cần, và tần ô.

Hủ Tiếu Nam Vang - Ảnh 1

 

Ông Ty Lum chủ tiệm hủ tiếu nổi danh kể chuyện hủ tíu Nam Vang chính gốc là thường phải có hủ đường đặt sẵn trên bàn, vì đa số người ăn hủ tíu bên Campuchia thường ưa ngọt nên hay nêm thêm đường vào tô hủ tíu. Nhưng sau này những quán kể trên cũng ít để sẵn hủ đường vì đa số người Sài Gòn không bỏ thêm đường. Dù vậy, có khách gọi đường thì cũng có mang ra ngay và nghe gọi thêm đường thì quán cũng biết chắc đây là khách gốc Campuchia, hoặc là dân sành ăn theo đúng bài bản của hủ tíu Nam Vang tại chính gốc.

 

Về cách làm một tô hủ tiếu Nam Vang cũng rất đơn giản. Nước lèo được hầm từ xương heo, nếu là xương ống có tủy thì nước lèo sẽ đậm đà và trong hơn. Gia vị nêm nước lèo ngoài những gia vị phổ biến thì còn có một loại đặc biệt được gọi là tăng xại (hay còn gọi là cải mặn). Bắc một nồi nước khác lên đợi sôi rồi để xương vào, sau đó để 1 tí muối, đường phèn, khô mực nướng vừa chín xé làm bốn và tôm khô rửa sạch cùng bỏ vào nồi nước súp hầm với xương. Bỏ củ cải và cà rốt cắt khúc vào hầm mềm luôn.

 

Hủ Tiếu Nam Vang - Ảnh 2

 

Sau đó nêm với đường, muối, bột ngọt, cho vừa ăn. Về thành phần ăn kèm, đầu tiên là hủ tiếu. Cọng hủ tiếu phải mỏng, dẹp cỡ cọng bún gạo khô, ăn dai, mịn và không đổ nhựa. Khi ăn có hai cách ăn là ăn hủ tiếu khô và nước. Nếu ăn khô hủ tiếu được rưới thêm xì dầu và tỏi phi thơm. Gan heo, đem luộc với một tí muối, khi chín vớt ra để nguội quấn trong cling phim khi nào dùng mới cắt nếu không sẽ bị khô. Tôm lột vỏ (chừa đuôi tôm lại), sau đó cắt ở sống lưng tôm, lấy chỉ đen ra.

 

Tỏi bằm ra cho thật nhỏ, bắt một cái nồi nhỏ lên bếp, để đầu vào, khi dầu sôi thì tỏi vào, lấy đũa quậy đều cho đến khi tỏi vừa hơi vàng thì tắt lửa và đem xuống khỏi lò (khi đó dầu còn đang nóng sẽ làm cho tỏi vàng thêm tí nữa, nếu còn để trên bếp sẽ làm tỏi bị đen). Thịt heo xay: trộn với chút nước súp, bắc lên chảo xào cho đến khi ráo nước. Khi ăn thì dùng với rau gồm cần tây, hẹ cắt khúc, ớt tươi cắt mỏng, chanh cắt để ra dĩa cùng với giá, cần tây, rau tần ô, ngò gai, rau xà lách.

 

Hủ Tiếu Nam Vang - Ảnh 3

 

Hủ tíu Nam Vang được dọn theo hai cách: khô hoặc nước. Nếu ăn hủ tíu khô, sau khi bánh hủ tíu trụng xong sẽ được rưới thêm nước xốt làm từ hắc xì dầu và mỡ tỏi. Cái mùi thơm của tỏi phi vàng rộm và vị mặn có hậu ngọt thanh của hắc xì dầu sẽ làm tăng sự đậm đà cho tô hủ tíu khô. Còn ăn nước thì nước lèo phải vừa trong vừa phải thật ngọt vị xương. Ăn hủ tíu nước có cái thú là nóng sốt, ăn tới đâu mồ hồi vã ra đến đó sảng khoái cả người.

 

Hủ Tiếu Nam Vang,Hu Tieu Nam Vang

Hủ Tiếu Nam Vang,Hu Tieu Nam Vang
90 9 99 189 bài đánh giá
==HOTLINESHOW==