Bến Tre nơi được mệnh danh là xứ dừa, vì có vườn dừa lớn nhất Việt Nam, ngoài ra còn nhiều vườn trái cây khác trải đều khắp các huyện trong tỉnh, tập trung nhiều ở 2 huyện Chơ Lách và Châu Thành. Ngoài ra,khách thăm quan đến với hành trình Miền Tây còn có nhiều di tích lịch sử, văn hóa, và nhiều địa điểm thăm quan tham quan khác.
Cồn Phụng
Cồn Phụng nằm trên cù lao nổi giữa sông Tiền, án ngữ cửa ngõ đi vào Bến Tre qua phà Rạch Miễu, cách thị xã Bến Tre 12km. Cồn Phụng thuộc xã Tân Thạch, huyện Châu Thành.
Đây là một trong bồn cồn nằm trên đoạn sông Mỹ Tho được đặt tên theo quan niệm tứ linh, long, lân, qui, phụng
Là một trong những nơi cung cấp trái cây nhiều nhất Bến Tre, Cồn Phụng đón Lữ khách với hương thơm ngào ngạt của sầu riêng, của cây mít tố nữ sai quả, những chùm dâu chín vàng, chôm chôm đỏ au…khách thăm quan đến với Miền Tây sẽ có cơ hội được mời ăn miễn phí. Không ai rủ ai, hầu hết Lữ khách đều lang thang trong vườn, nhón tay bẻ những chùm chôm chôm chín mọng, cảm nhận vị chua chua, ngọt ngọt tan trên đầu lưỡi, ghé sát vào từng trái mít tố nữ trên cây, hít mùi nhựa còn vương trên cuống
Đến Cồn Phụng khách thăm quan có thể đi xuồng máy dọc cồn thăm các cơ sở sản xuất kẹo dừa, sản xuất đồ lưu niệm từ cây, vỏ trái dừa... lên xe ngựa thăm vườn cây ăn trái, dừng chân ngồi nghỉ dưới ngôi nhà lợp lá dừa để uống trà với mật ong và quất, thưởng thức các món ăn trái cây miền nhiệt đới, nghe nhạc đờn ca tài tử.
Tại đây có nhiều món đồ lưu niệm: từ những chiếc mặt nạ xanh đỏ, khung ảnh, chiếc xe ba gác, đến đồ dùng nhà bếp như chén, bát, muỗng, thìa... hầu hết được chế tác từ những chế phẩm của cây dừa.
Cồn Qui
Cồn Qui, là một cồn đất rộng 65ha, nằm trên sông Tiền Giang, giữa 2 xã Tân Thạch và Quới Sơn huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre. Cồn Qui là các khu vườn trồng trái cây ăn trái như sa-pô-chê, nhãn, mít tố nữ,… Dạo chơi sông tiền, bạn hãy ghe vào Cồn Qui để thưởng thức trái cây thơm ngon và các loại tôm cá
Ngồi trong các gian nhà sàn rộng rãi, đa số là thủy tạ, của nhà hàng chương trình Quê Dừa lồng lộng gió thổi, Lữ khách có thể thư thái ngắm nhìn đám lục bình nở bông tím ngát, đẹp đến nao lòng. Các nhà ăn cất bằng tre lá nhưng đầy đủ tiện nghi với những món ăn đặc sản, dân dã đặc sắc như: cá bông lau nấu canh chua bần với rau muống đồng; cá điêu hồng hấp nấm mối với bông bí; cá rô, cá kèo hoặc cá lóc kho tộ. khách thăm quan có thể vừa ăn trái cây mới hái, hớp ngụm trà mật ong (mật ong khai thác tại vườn) vừa nghe tiếng đờn ca tài tử réo rắt. Đờn ca tài tử tồn tại cùng năm tháng trên đất Bến Tre, ngày càng phát triển như điểm tô thêm nét duyên dáng cho vùng sông nước này.
Cồn Ốc
Cồn nổi lớn nhất trên sông Hàm Luông, thuộc xã Hưng Phong, huyện Giồng Tôm, có diện tích tự nhiên 647ha với hơn 500 nhân khẩu. Từ một cồn nhỏ, thấp ban đầu, có nhiều ốc bám vào các loài cây ngập nước trên nền phù sa và sinh sôi nảy nở nhanh chống, trở thành một nguồn lợi đáng kể của dân địa phương. Do đó cồn được đặt tên là Cồn Ốc. Nơi đây, Lữ khách có thể tận hưởng phong cảnh mát mẻ của miền sông nước, được thưởng thức các món ăn dân dã đặc sắc của Bến Tre và tìm hiểu về cuộc sống, nếp sinh hoạt của người dân địa phương.
Sân chim Vàm Hồ
Là một trong những Sân chim nổi tiếng nhất Chương trình Miền Tây mùa nước nổi,Sân Chim Vàm Hồ thuộc địa phận hai xã Mỹ Hòa và Tân Xuân, huyện Ba Tri, là nơi trú ngụ của gần 500.000 con cò, vạc, và các loài chim thú hoang dại khác cùng với rừng chà là và thảm thực vật phong phú gồm các loại cây ổi, so đủa, đậu ván,…
Đến Vàm Hồ vào đúng thời điểm các loài chim “giao ca” đi kiếm mồi, khách thăm quan sẽ được sống trong cảnh tượng thiên nhiên kỳ thú, tưởng chừng mình đang đứng ở sân chim Bạc Liêu nổi tiếng của rừng U Minh Hạ
Ở Vàm Hồ, ngoài vũ điệu ngoạn mục của hàng ngàn cánh cò, cánh vạc, ngôn ngữ cũng có âm điệu đặc trưng của các loài chim hoang dã khác kết hợp với cây lá xào xạc như tiếng con chim cuốc gọi đàn giữa đêm hè tĩnh mịch, tiếng bìm bịp kêu như một điệp khúc gọi con nước lớn, tiếng chim vịt kêu chiều chiều và nhiều loài chim nhỏ sống trong các lùm cây gần vực nước như cuốc ngực trắng, trích, cúm núm, chàng nghịch, bìm bịp, thằng chài, chẽo chẹt, bông lau, chèo bẻo đuôi cò, chim vịt…
Tới thăm sân chim Vàm Hồ, Lữ khách được đi dạo đường rừng, bơi xuồng len lỏi trong rừng ngập mặn, tham quan khu căn cứ kháng chiến, đi qua những chiếc cầu tre lắt lẻo, ngả lưng trên chiếc võng đung đưa dưới tán lá rừng, hít thở không khí trong lành của dòng sông Ba Lai.
Vườn trái cây Cái Mơn
Vườn cây ăn trái Cái Mơn thuộc xã Vĩnh Thành, huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre là vựa cây trái lớn nhất nhì miền Nam Việt Nam. Đây là một làng quê thuần chất Nam Bộ với những con đường nhỏ hẹp bao phủ bởi rặng cây xanh nặng trĩu quả ngọt.
Ðến vườn cây ăn trái Cái Mơn mùa nào cũng có các loại trái cây để ăn. Làng nghề Cái Mơn hàng năm còn cung ứng cho thị trường nhiều triệu cây giống các loại như sầu riêng, măng cụt, xoài cát, nhãn tiêu, bòn bon và các loại cây có múi.
Cái Mơn cũng là nơi có nhiều nghệ nhân, nhân giống triết cành tạo nên các loại cây cảnh và hình bó nai, hình con hươu, nai, rồng, phượng... rất đẹp mắt. Sản phẩm được bán nhiều ở Thủ Ðức, Biên Hòa,... và xuất sang các nước trong khu vực Đông Nam Á.