Tham Gia Chương trình miền tây mùa nước nổi quý khách sẽ có địp đến Hậu Giang được tách ra từ Cần Thơ cũ, vì thế cũng là trung tâm giao thương của các tỉnh miền tây. Hậu Giang cũng được biết đến với những địa điểm thăm quan nổi tiếng như là chợ nổi Phụng Hiệp, di tích Long Mỹ.
Chợ nổi Phụng Hiệp
Chợ nổi Phụng Hiệp còn gọi là chợ Ngã Bảy, là một chợ nổi thuộc thị xã Ngã Bảy, là khu chợ nổi tiếng nhất của tỉnh Hậu Giang và các điểm trong trải nghiệm Miền Tây, nơi đây diễn ra các hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa của cư dân miền sông nước. Nơi đây không chỉ là nơi buôn bán hàng hóa mà còn là địa điểm thu hút lữ khách .
Mênh mông chợ nổi ngã bảy Phụng Hiệp. Ở đây mặt sông mênh mông rẽ về 7 ngả. Từ các ngả, thuyền bè tấp nập tụ về đây. Chợ ở trên mặt đất có những thứ gì, thì chợ nổi ngã 7 cũng đủ những mặt hàng mà người dân cần, từ cái kim sợi chỉ cho đến quần áo, thức ăn, rượu thịt... còn các loại trái cây thì nhiều vô kể. Từ chợ nổi, khách thăm quan sẽ được cập bến để lên chợ rắn. Cái tên chợ rắn Phụng Hiệp cũng đã rất quen thuộc với Lữ khách quốc tế. Đến tham quan chợ rắn, khách thăm quan sẽ được mời uống rượu rắn và được xem những màn biểu diễn múa rắn rất mạo hiểm. Chợ Phụng Hiệp quanh năm có rắn, rùa, chim, sóc, kỳ đà … phục vụ Lữ khách .
Đây là khu chợ nổi độc đáo của thế giới, giữa mênh mông trời nước, hàng trăm cái cột nhấp nhô, tụ về một mối, thật kỳ ảo. Chợ nổi Phụng Hiệp đẹp và sôi động.
Di tích Long Mỹ
Di tích Long Mỹ thuộc huyện Long Mỹ, nằm cách thị xã Vị Thanh khoảng 28km. Long Mỹ là vùng căn cứ cách mạng của tỉnh Hậu Giang và khu Tây Nam Bộ trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ.
Đến với Long Mỹ, khách thăm quan sẽ được ghé thăm khu đền thờ Bác Hồ ở xã Lương Tâm do Đảng bộ và quân dân Long Mỹ lập nên từ năm 1969 khi Bác mất. Đền thờ nay đã được trùng tu khang trang hơn với nhiều hàng rào, đền chính, trên một khu đất rộng 1 ha. Hàng năm vào ngày 19/5 và 2/9 đông đảo Lữ khách trong và ngoài tỉnh đến đây tham quan, tưởng niệm. Ngoài ra Long Mỹ còn có khu “di tích chiến thắng 75 tiểu đoàn ngụy”, tại xã Vĩnh Viễn, đây là công trình giúp khách tham quan tìm về quá khứ oanh liệt của cha ông ngày trước. Trong khu di tích còn có rất nhiều khu chơi, giải trí đang ngày càng hoàn thiện để thu hút nhiều khách thăm quan đến đây hơn nữa.
Đến với Long Mỹ, ngoài việc tham quan các khu di tích, khách thăm quan còn được ngắm nhìn những chú cò cùng những loài chim độc đáo đặc trưng của miền sông nước miền Nam. Đây là khu vườn cò độc đáo nhất của tỉnh Hậu Giang với hàng chục ngàn con cò các loại cùng hàng chục loài chim…một nơi còn nguyên nét nguyên sơ vốn có. Bạn sẽ cảm thấy tâm hồn mình thanh thản lạ thường khi nhắm mắt lại, lắng nghe bản hòa tấu của những loại chim hoang dã……Tại đây, khách tham quan còn được thưởng thức trái cây mới hái tại vườn, ngắm nhìn ánh nắng chiều le lói qua những tán cây cùng từng đàn chim sải cánh bay về tổ….Thật đúng là một nơi yên bình cách xa những ồn ào, náo nhiệt nơi thành phố đầy những lo toan, bộn bề.
Di tích Long Mỹ là một điểm khám phá sinh thái, văn hóa hấp dẫn tại Hậu Giang. Nơi đây đang được nhiều du khác biết đến và ghé thăm để có một chuyến đi thú vị và hấp dẫn. Lữ khách sẽ được trải nghiệm cảm giác thanh thản, yên bình của một tỉnh thuộc miền sông nước.
Khu di tích căn cứ tỉnh ủy
Khu căn cứ Tỉnh ủy còn gọi là căn cứ Bà Bái, nằm ở địa phận ấp Phương Quới, xã Phương Bình, huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang. Toàn bộ khu di tích được xây dựng trên khoảng đất vườn rộng 6ha, được bao bọc bởi bốn chiến hào: kênh Xáng, Lái Hiếu (phía đông nam), kênh Cả Cường (phía đông bắc), kênh cũ (phía tây bắc) và kênh Bà Bái (phía tây nam)
Lối dẫn vào khu căn cứ tỉnh ủy là một con đường nhỏ rợp bóng, ánh nắng mặt trời nhuộm thêm cho cảnh vật một màu vàng thi vị….Trước kia, đây là nơi ngăn chặn các cuộc càng quét, đánh phá, bao vây của địch rất có hiệu quả. Những tán cây rậm rạp như giúp che phủ cho người lính trẻ dũng cảm. Hiện nay, đây là nơi tham quan của rất nhiều khách thăm quan, cũng như các bạn học sinh, sinh viên-giới trẻ ngày nay học tập truyền thống bất khuất kiên cường của cha ông ta thời trước.
Khu di tích bao gồm: hội trường, nơi diễn ra các cuộc hội nghị quan trọng của tỉnh ủy Cần Thơ, rộng 151m2, được làm từ các vật liệu chính là: tràm, đước, sắn và mù u... Bên trong hội trường là văn phòng làm việc của ban thường vụ và đồng chí Bí thư. Nay, khi đất nước đã thanh bình, hội trường trở thành nơi trưng bày hiện vật, hình ảnh ghi lại những phút giây hoạt động của cha ông ta. Vào đây, ta có cảm giác như được ngược dòng thời gian, về với những trang lịch sử anh hùng của vùng đất này. Đó là những hình ảnh buổi lễ kết nghĩa trung đoàn U Minh, vài đạn pháo lép từ các đồn bót địch bắn vào, những trái gạt gài bảo vệ chung quanh khu căn cứ.