==HOTLINESHOW==  ==HOTLINESHOWOTHER==

Với Phong tục ăn Văn hóa ẩm thực của cư dân Bạc Liêu vừa mang sắc thái dân tộc và yếu tố bản địa vùng miền. Các món ăn hầu hết có nguyên liệu ( rau củ, tôm, cua, cá…xuất xứ từ đia phương với 3 vùng sinh thái ( nước mặn, ngọt, lợ) theo hình thức “mùa nào thức nấy”, “ cây nhà lá vườn. Việc pha chế, nấu nướng khá cầu kỳ do sự ảnh hưởng người của người Hoa ( món ăn thường ăn nóng, nhiều mỡ,..) , ảnh hưởng người Ấn ( món ăn thường cay, ngọt – ví dụ món bò cay ), món ăn mang sắc thái dân dã Nam bộ ( bánh xèo, cá lóc nướng trui…) cộng với các loại rau tại chỗ; các sản vật có tại chỗ …), món ăn đậm chất dân tộc Khmer ( bún mắm nước lèo,…).

Văn hóa ẩm thực Bạc Liêu còn thể hiện nét đẹp trong văn hóa giao tiếp, trong gia đình: ăn chung mâm, ưu tiên thức ăn ngon cho người lớn tuổi và trẻ nhỏ, thể hiện sự kính trọng, tình cảm yêu thương. Bữa cơm hàng ngày được xem là bữa cơm xum họp gia đình, mọi người quây quần bên nhau, cùng nhau vui vầy sau một ngày làm việc mệt nhọc.Người Bạc Liêu rất hiếu khách, gia chủ thường làm những món ăn thật ngon, nấu thật nhiều, uống rượu thật say để thế hiện sự nhiệt tình đối với khách.

Phong Tục Tập Quán ở Bạc Liêu

Phong tục ở

Phong tục ở cũng như việc cất nhà của mỗi dân tộc ở Bạc Liêu mang tính đặc thù riêng. Người Kinh ở Bạc Liêu cất nhà chủ yếu theo hệ thống sông rạch, trục lộ giao thông hay tại nơi canh tác. Có 3 loại nhà: đơn sơ, bán kiên cố và kiên cố. Kiến trúc nhà truyền thống thường là mặt nhà hướng ra sông rạch, có sân phơi lúa và có vườn rau, ao cá. Khi giao thông đường bộ phát triển thì cư dân làm nhà hai mặt, một mặt hướng ra sông, mặt kia hướng ra lộ. Thông thường nhà được cất theo lối chữ “Đinh”, thường có một căn một chái ( căn nhà dùng để ở, chái nhà dùng làm bếp). Ngày nay trong quá trình đô thị hoá, việc cất nhà của người Kinh Bạc Liêu đã có nhiều thay đổi theo hướng hiện đại, nhưng thay đổi như thế nào thì việc cất nhà vẫn được mọi người xem là việc hệ trọng, cẩn thận trong việc chọn vị trí nền, hướng, kiểu, nội thất, cảnh quan… Nhà của người Khmer ở Bạc Liêu trước đây là nhà sàn, sau này làm nhà giống như người Kinh, người Hoa. Cách sắp đặt, tổ chức nhà ở nhìn bên ngoài có cảm giác không khác gì nhà người Kinh. Nhưng nghiên cứu, tìm hiểu kỹ thì sự bố trí có nhiều điểm riêng. Theo chiều ngang của nhà, một nửa là bếp núc và nửa còn lại là nhà ở. Sự bố trí tuy đơn giản như vậy nhưng không được phép tuỳ ý thay đổi.

Nhà của người Hoa ở Bạc Liêu cũng khá đặc trưng. Nhà hầu hết là ba gian hay ba gian hai chái, bên trên thường có căn gác lầu dùng để thờ phượng. Người Hoa hầu hết có khiếu về kinh doanh, sản xuất thủ công nên nhà không những là nơi ăn, ở, mà còn là nơi lao động sản xuất, mua bán, giao tế…Nhà thường không cần kiên cố, chủ yếu là có mặt tiền để tiện việc giao dịch, mua bán, vận chuyển hàng hoá. Người Hoa Bạc Liêu sống rất cần kiệm, tiền bạc chỉ dành cho kinh doanh, không nặng về hưởng thụ mag rất chí thú làm ăn . Nhà người Hoa ở Bạc Liêu thường cất thành dãy, sống chung nhau thành dòng họ để có điều kiện giúp đỡ, tương trợ nhau . Chính vì có những đức tính này, người Hoa Bạc Liêu hầu hết đều thành đạt, trong lịch sử khẩn hoang Bạc Liêu, người Hoa có vai trò rất tích cực góp phần cho quê hương Bạc Liêu ngày thêm giàu đẹp.

Phong tục đi lại

Việc đi lại của người Bạc Liêu khá đặc trưng theo phong cách vùng sông nước. Phương tiện đi lại truyền thống của người Bạc Liêu xưa chủ yếu là ghe, xuồng. Hầu như gia đình nông thôn nào cũng có chiếc xuồng làm phương tiện đi lại. Xuồng có nhiều loại như xuồng ba lá, thuyền độc mộc… Gia đình khá giả hoặc có kinh doanh thì có ghe để chuyên chở vật dụng, hàng hoá. Ghe cũng có nhiều loại như ; ghe tam bản , ghe lườn, ghe bầu… Mỗi loại xuồng , ghe Bạc Liêu có tính năng khác nhau tuỳ mục đích và địa hình sông nước, sông rạch mà sử dụng. Xuồng không có mui nhưng ghe thì có mui để che mưa nắng . ( Mui được làm bằng lá dừa nước bẻ theo hình cong bán nguyệt). Chợ búa gần như được lập ra từ những bến sông thuận tiện cho việc ghe xuồng cập bến, qua lại. Trước đây khi chưa có máy móc thì cư dân dùng chèo ( Xuồng thì bổ chèo ở sau lái, ghe thì bổ chèo có cả trước lẫn sau), khi có máy cơ khí ra đời thì cư dân dùng xuồng máy ( Bổ máy đặt ở sau lái). Trong sách Gia Định thành thông chí của Trịnh Hoài Đức có ghi “Mười người đã có chín người quen việc chèo thuyền, thạo bơi lội…”.

Xem thêm: Tour du lịch Miền Tây

Phong Tục Tập Quán ở Bạc Liêu

Phong Tục Tập Quán ở Bạc Liêu
73 8 81 154 bài đánh giá
==HOTLINESHOW==