Nhắc đến Miền Tây không thể nào không nói đến xứ Bạc Liêu. Vùng đất này không chỉ được thiên nhiên ưu đãi cho những bãi cát trắng mênh mông, núi non trùng điệp, bạt ngàn tràm, đước… mà còn là những địa danh khiến khách thăm quan phải muốn dừng chân. Thời xa xưa, người ta chỉ nghĩ vùng đất này giàu có, “sản sinh” ra những chàng công tử Bạc Liêu ăn chơi khét tiếng, thậm chí đến cả việc “đốt tiền nấu trứng” mà cũng làm được. Giàu và ngông đến thế là cùng.
Đến với bạc Liêu, khách thăm quan sẽ được khám phá kiến trúc cũng như cuộc sống của con người nơi đây, Thời xa xưa, người ta chỉ nghĩ vùng đất này giàu có, “sản sinh” ra những chàng công tử Bạc Liêu ăn chơi khét tiếng, thậm chí đến cả việc “đốt tiền nấu trứng” mà cũng làm được. Giàu và ngông đến thế là cùng.
Chùa Xiêm Cán
Nếu Quý khách muốn biết kiến trúc và phong cách của một ngôi chùa Khmer ở Bạc Liêu ra sao, hãy ghé vào thăm chùa Xiêm Cán. Ngôi chùa này cách thị xã Bạc Liêu khoảng chừng 7 cây số (cùng đường đi đến vườn chim Bạc Liêu). Ngôi chùa này có khuôn viên rất rộng, quang cảnh thoáng đãng và 2 màu chủ đạo là màu vàng với màu đỏ. Chùa Xiêm Cán cũng có cấu trúc và kiến trúc giống như các chùa của người Khmer ở Trà Vinh hoặc Sóc Trăng.
Tương truyền ngôi chùa này đã tồn tại hơn 1 thế kỷ. Khi đến đây Quý khách có thể phải ngạc nhiên vì lối kiến trúc chạm trổ cầu kỳ, phức tạp. Từ xa Lữ khách đã có thể quan sát cổng chùa màu vàng, cao, sát mặt lộ với kiến trúc tinh vi, đặc sắc. Bên trên cổng có tạo hình 3 ngọn tháp kiểu Ăng-ko được trang trí bằng hình rắn nhiều đầu và được thợ điêu khắc tạo hình rất công phu. Từ cổng đi vào khuôn viên chùa tầm 100 mét. 2 bên đường đi thông thoáng, sạch sẽ, mát mẻ với 2 hàng cây trồng dọc theo đường đi. Chùa là quần thể kiến trúc gồm chính điện, sala (nhà hội của các sư sãi và tín đồ chuẩn bị trước khi đi ra chánh điện hành lễ), nhà ở của các sư sãi và tháp đựng hài cốt, am. Quý khách lưu ý khi vào chiêm bái ở chánh điện thì bỏ nón mũ, giày dép bên ngoài, “đi nhẹ nói khẽ”. Chùa là nơi thể hiện rõ nhất nét văn hóa tín ngưỡng, tập tục của người Khmer ở Bạc Liêu.
Nhà Công tử Bạc Liêu
Đây là địa điểm thăm quan khiến nhiều khách thăm quan tò mò tìm đến nhất. Nhà công tử Bạc Liêu gắn liền với giai thoại các chàng công tử Bạc Liêu nổi tiếng vùng Lục tỉnh Nam Kỳ xa xưa. Ngày nay khu nhà công tử Bạc Liêu đã chuyển thành khách sạn công tử Bạc Liêu. Nếu Quý khách có ý ghé đến nơi này, nên đặt phòng trước khoảng nửa tháng mới có phòng, nhất là phòng của công tử Bạc Liêu thì hầu như lúc nào cũng đắt khách. Đây là nhà của ông Trần Trinh Trạch (thân sinh của Trần Trinh Huy – công tử Bạc Liêu).
Ngôi nhà này do kỹ sư người Pháp thiết kế và xây dựng. Cũng giống như nhà cổ Bình Thủy ở Cần Thơ, nguyên vật liệu xây dựng cho ngôi nhà này được đặt ở Pháp và chở từ Pháp về. Sau khi xem và tham quan nhà công tử Bạc Liêu cùng với những đồ vật trang trí, nội thất trong nhà, Quý khách sẽ hiểu rõ vì sao ngày xưa, những chàng công tử Bạc Liêu có gan “đốt tiền nấu trứng” như nhiều giai thoại thường kể. Nhà công tử Bạc Liêu nằm ở số 31, Điện Biên Phủ, phường 3, thị xã Bạc Liêu.
Sân chim Bạc Liêu
Với hệ sinh thái rừng ngập mặn tự nhiên trên diện tích khoảng 385 ha, trong đó có 19 ha rừng nguyên sinh. Riêng sân chim Bạc Liêu là sân chim tự nhiên và hoang dã với khoảng 160 ha diện tích, hơn 40 loài với 60.000 con trong đó có nhiều loài quý như điêng điểng, quắm trắng, quắm đen, còng cọc, vạc, cò ngà, diệc… Sân chim Bạc Liêu hay vườn chim Bạc Liêu nằm trên tuyến trải nghiệm trọng điểm của tỉnh (Sân Chim - Vườn nhãn - Chùa Xiêm Cán - Biển). Ngoài ra, ở Bạc Liêu còn có nhiều vườn chim tự nhiên nằm rải rác ở các huyện Đông Hải, Giá Rai và Phước Long.
Vườn nhãn cổ trên trăm tuổi
Vườn nhãn này có tuổi đời trên trăm tuổi và có những cây cổ thụ mấy người ôm không xuể. Vườn nhãn cổ Bạc Liêu là điểm đến chương trình của Lữ khách khi đến với Bạc Liêu. Vùng đồng bằng sông Cửu Long là xứ sở của vườn cây ăn trái, trong đó nhãn là loại cây được nhiều tỉnh trồng nhất, đặc biệt là ở các cù lao/cồn. Bạc Liêu tự hào có được vườn nhãn cổ trên trăm tuổi, thu hút khách thăm quan ghé thăm. Vườn nhãn này nằm song song với bờ biển, cách trung tâm thị xã Bạc Liêu 6 km và cách bờ biển 3 km với diện tích trên 50 ha, chạy dài gần 7 km, từ phường Nhà Mát đến xã Vĩnh Trạch Đông.
Lữ khách đến đây dạo chơi và ngắm cảnh. Những gốc nhãn cổ trên trăm tuổi là “người mẫu nền” để khách thăm quan thoải mái chụp hình, tạo dáng. Đến tham quan khu nghỉ dưỡng này, Lữ khách sẽ được thưởng thức mùi vị quyến rũ của những chùm nhãn thơm ngon hoặc những món đặc sản biển nổi tiếng ở xứ “dưới sông cá chốt, trên bờ Triều Châu”. Đặc biệt, khách thăm quan còn được chính các nghệ sĩ miệt vườn ở “cái nôi” của đờn ca tài tử Nam Bộ hát bài “Dạ cổ hoài lang”