==HOTLINESHOW==  ==HOTLINESHOWOTHER==

Sông Hậu, hay Hậu Giang, là một trong hai phân lưu của sông Mê Kông. Phân lưu còn lại là sông Tiền. Mê Kông tách ra thành sông Tiền và sông Hậu tại lãnh thổ Campuchia. Ở Campuchia, sông Hậu được gọi là sông Bassac. Vì thế nó còn có tên gọi nữa là sông Ba Thắc. Sông Hậu đổ ra biển Đông qua cửa Trần Đề và cửa Định An. Cửa Ba Thắc đã bị đất bồi từ khoảng thập niên 1970 nên không còn nữa.

Trên lãnh thổ Việt Nam, sông Hậu chạy qua tỉnh An Giang, làm ranh giới tự nhiên giữa các tỉnh Đồng Tháp và Cần Thơ, Vĩnh Long và Cần Thơ, Hậu Giang và Vĩnh Long, Trà Vinh và Sóc Trăng. Đoạn rộng nhất của con sông nay là giữa huyện Cầu Kè (Trà Vinh) và huyện Long Phú (Sóc Trăng) khoảng gần 4 km.

Sông Hậu - Hậu Giang

Sách Đại Nam nhất thống chí viết: "...Sông Hậu Giang ở cách huyện Tây Xuyên [(tỉnh An Giang nhà Nguyễn)] 8 dặm về phía Tây Bắc [tức là huyện lỵ Tây Xuyên cũng là tỉnh thành Châu Đốc nằm ở phía Tây Bắc bờ sông Hậu]. Phát nguyên như sông Tiền Giang, đến phủ Nam Vang nước Cao Miên, chia một nhánh về phía Tây Nam làm sông Hậu Giang. Phía Đông sông là địa phận các huyện Đông Xuyên, Vĩnh An, An Xuyên [là các huyện của phủ Tân Thành tỉnh An Giang nhà Nguyễn]. Phía Tây là địa phận các huyện Tây Xuyên, Phong Phú, Vĩnh Định, và Phong Thịnh [là các huyện thuộc 2 phủ Tuy Biên và Ba Xuyên tỉnh An Giang nhà Nguyễn]. Sông ở giữa địa phận của tỉnh [An Giang nhà Nguyễn]..."

du lich mien tay

Các huyện Đông Xuyên, Vĩnh An, An Xuyên ngày nay lần lượt thuộc địa giới của các đơn vị hành chính cấp huyện sau: các huyện thị An Phú, Tân Châu, Phú Tân, Chợ Mới, và thành phố Long Xuyên (đều của tỉnh An Giang ngày nay, có thể nguyên là đất 2 huyện Đông Xuyên và Vĩnh An), các huyện thị Lấp Vò, Lai Vung (đều của tỉnh Đồng Tháp, có thể nguyên là đất huyện An Xuyên). Ngoài ra, phía Đông Nam của sông Hậu xưa là các huyện của tỉnh Vĩnh Long nhà Nguyễn, nay là các huyện thị thuộc 2 tỉnh Vĩnh Long (các huyện Bình Minh, Bình Tân, Trà Ôn) và Trà Vinh (các huyện Cầu Kè, Tiểu Cần, Trà Cú, Duyên Hải).
Phần đất bờ Tây sông Hậu xưa: các huyện Tây Xuyên, Phong Phú, Vĩnh Định, Phong Thịnh của tỉnh An Giang nhà Nguyễn, nay lần lượt là địa phận các đơn vị hành chính cấp huyện của các tỉnh thành An Giang (Châu Đốc, Châu Phú, Châu Thành, và thành phố Long Xuyên, có thể nguyên là phần đất huyện Tây Xuyên phủ Tuy Biên), Cần Thơ (các quận huyện Thốt Nốt, Ô Môn, Bình Thủy, Ninh Kiều, Cái Răng, có thể nguyên là phần đất thuộc huyện Phong Phú phủ Tuy Biên tỉnh An Giang nhà Nguyễn), Hậu Giang (đất các huyện ven sông Hậu của tỉnh Hậu Giang có thể nguyên là đất huyện Vĩnh Định phủ Ba Xuyên tỉnh An Giang nhà Nguyễn), Sóc Trăng (đất tỉnh Sóc Trăng ven sông Hậu nguyên là toàn bộ huyện Phong Thịnh, và có thể một phần huyện Vĩnh Định phủ Ba Xuyên tỉnh An Giang thời Nguyễn).

Du lịch miền tây

Danh sách cầu bắc qua sông này :

  • Cầu Vĩnh Trường, nối thị trấn An Phú với xã Vĩnh Trường, huyện An Phú, An Giang
  • Cầu Lấp Vò, nối huyện Lấp Vò, Đồng Tháp với quận Thốt Nốt, Cần Thơ (đã khởi công)
  • Cầu Cần Thơ, Cần Thơ- Vĩnh Long
  • Cầu Đại Ngãi, Trà Vinh - Sóc Trăng (dự án)

Sông Hậu,song hau, hành trình mien tay,hau giang

Sông Hậu,song hau, hành trình mien tay,hau giang
75 8 83 158 bài đánh giá
==HOTLINESHOW==