==HOTLINESHOW==  ==HOTLINESHOWOTHER==

Đây là dạng tín ngưỡng truyền thống của dân Đồng Tháp Mười. Lễ cầu ngư thường được tổ chức váo lúc cao điểm của mùa khai thác cá, tức vào cuối năm, khi nước rút. 

Lịch sử Miền Tây phần 3 thời kỳ sau năm 1990 Lịch sử Miền Tây phần 3 thời kỳ sau năm 1990

Một số nơi ở tỉnh Đồng Tháp ngày nay vẫn còn lệ cúng cầu ngư như ở thôn An Phong (huyện Thanh Bình), Phú Thành (huyện Tam Nông), Mỹ Xương (huyện Cao Lãnh). Lễ cầu ngư thường được tổ chức tại đình (có bài ngư – miếu thờ Ngư Thần) do các hộ chuyên làm nghề cá đóng góp. Lễ này thường được tổ chức trọng thể, có kèm theo múa bóng rổi, thể hiẹn ước vọng mùa cá bội thu. Lễ cầu ngư ngày nay ít được tổ chức vì nghề khai thác cá đã từng bước đi vào thoái trào, trong khi nghề nuôi cá lại áp dụng kiến thức khoa học hiện đại khiến cho niềm tin vào các thế lực siêu nhiên ngày càng không còn chỗ đứng.

Văn hóa nghề cá Đồng Tháp Mười

Văn hóa nghề cá Đồng Tháp Mười phần 2 - Ngôn ngữ dân gian và các món ăn dân dã

Cá ở Đồng Tháp Mười được chế biến thành rất nhiều món, nhưng món có thể để dành lâu nhất (và do đó cũng phổ biến nhất) chính là mắm. “Đất Gia Định nhiều sông hồ, đầm bãi, cứ 10 người thì có đến 9 người thạo chở thuyền, biết bơi lội, thích ăn mặn. Có người ăn vã hai thùng mắm đến hơn 20 cân20, chỉ ăn một bữa là hết, để làm trò đánh đố”.Ở Đồng Tháp Mười có rất nhiều loại mắm như: mắm nêm, mắm phệt, mắm ruốc, mắm ruột… Trong các loại này thì mắm nêm là thứ gia vị bắt buộc trong bữa ăn thời xưa, vì nó đóng vai trò như bột ngọt ngày nay, được dùng nêm vào thức ăn để tạo vị ngọt và mùi thơm ngát.

Cách ăn mắm cũng rất phong phú: ăn sống (mắm sống), hấp cách thủy (mắm chưng), kho (mắm kho) hoặc pha trộn thập cẩm (mắm Thái)… Do đó, có thể nói ở Đồng Tháp Mười đã hình thành văn hóa mắm. Dân nghèo lấy mắm làm thực phẩm chính trong bữa ăn, gọi là “ăn mắm mút giồi”. Mắm thường rất mặn nên người ăn phải biết độ lượng gắp vừa phải, bởi nếu ăn nhiều thì sau đó sẽ rất khát nước, thế là họ rút ra bài học sống: “Liệu cơm gắp mắm”. Và từ bài học trong việc ăn uống, nó trở thành bài học quý báu trong cuộc sống thường ngày. Mắm là loại thức ăn xoàng xĩnh của người bình dân nên người ăn mắm được xem là kém sang trọng, hạ lưu; cho nên một khi ai đó nói những điều xúi quẩy thì thường bị mắng: “Đồ cái miệng ăn mắm ăn muối!”.

Văn hóa nghề cá Đồng Tháp Mười phần 2

Văn hóa nghề cá Đồng Tháp Mười phần 2
67 7 74 141 bài đánh giá
==HOTLINESHOW==