không chỉ để đi thuyền, đò trên sông hay đi trên những cánh đồng lúa vàng. Những năm trở lại đây đã có sự xuất hiện của nhiều loại đặc sản và đó cũng chính là lý do để thu hút khách thăm quan đặt chân đến nơi này để thưởng thức.
Một trong các loại đặc sản trên thì trái cây được xem là vị trí hàng đầu vì số lượng cũng như chất lượng của nó. Hầu hết các tỉnh ĐBSCL đều có một loại trái cây, không những thế mà nó còn được xem là hàng “độc nhất vô nhị”.
Ngọt ngào hương vị bưởi Năm Roi
Từ loại cây trồng ăn chơi do những người dân hiếu kỳ trồng cách đây hơn nửa thế kỷ, bưởi Năm Roi ở xã Phú Hữu, huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang đã tạo được tên tuổi và niềm tin đối với người tiêu dùng. Bởi chất lượng đồng đều, hình thức đẹp và năng lực cung ứng cao.
Mô hình Vườn mẫu bưởi Năm Roi theo quy trình kỹ thuật ” GAP” sử dụng phân hữu cơ thay phân hóa học, sử dụng biện pháp kiểm soát thuốc bảo vệ thực vật theo tiêu chuẩn và điều khiển cây ra bông đồng loạt… nhằm hướng tới sản xuất trái cây sạch và an toàn. Chất lượng ngày càng có hương vị ngọt ngào, thơm nhẹ so với những vùng bưởi khác ở miền Tây, một anh nông dân khoe với chúng tôi như thế.
Thơm ngon, mát dịu vú sữa Lò Rèn
Tiến sĩ Nguyễn Minh Châu, Viện trưởng Viện nghiên cứu cây ăn quả miền Nam khẳng định đây là loại trái cây không có đối thủ cạnh tranh trên thị trường thế giới và xã Vĩnh Kim, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang được xem là nơi giữ gìn và phát triển được giống vú sữa này.
Hàng năm vú sữa Lò Rèn cho trái từ tháng 10 đến hết tháng Giêng âm lịch, có khi mức giá đạt kỷ lục từ 50 đến 60.000đ/kg. Vú sữa Lò Rèn trái tròn, vỏ mùa trắng, mỏng, nhỏ hột. Khi chín phía gần cuốn trái màu cẩm thạch, thoảng hương thơm khi xẻ ra ruột màu trắng sữa, ăn vào thấy ngọt lịm và mát dịu.
Theo nhiều chủ vườn ở xã Vĩnh Kim thì vú sữa Lò Rèn được xem là loại trái cây cho thu nhập cao nhất đối với các loại trái cây khác ở đây, trung bình 15 gốc cây vú sữa thu nhập khoảng 30 triệu đồng.
Đặc sắc dừa sáp Cầu Kè
Đây được xem là một loại trái cây độc nhất vô nhị ở miền Tây và trong cả nước, chỉ có thể trồng được ở huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh.
Khi bổ ra bên trong phần cái và nước dừa sền sệt hoà lẫn với nhau. Người ta thường nạo lấy phần ruột trong trái dừa (có cả cái và nước) cho vào máy sinh tố, thêm chút đường, chút sữa và xay nhuyễn sau đó thêm nước đá và thưởng thức.
Cây dừa sáp cũng giống như cây dừa bình thường khác nhưng khi cho trái, mỗi buồng dừa chỉ có từ 1 đến 2 trái dừa lên sáp và đặc ruột, những trái còn lại cũng như trái dừa bình thường. Ông Thạch Chịa, một người dân trồng dừa lâu năm cho biết là phải có kinh nghiệm thì mới nhận biết được trái nào là dừa sáp.
Xoài cát Hoà Lộc
Xoài cát Hoà Lộc có màu trái sáng đẹp, ruột vàng tươi, hột nhỏ, hương thơm hấp dẫn và vị ngọt thanh. Xã Hoà Hưng, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang được xem là nơi đầu tiên trồng giống xoài này và hiện nay đã thành lập một Hợp tác xã xoài cát Hoà Lộc- Hoà Hưng với hơn 70 hộ dân trồng.
Giá bán có khi cao tới 30 đến 40.000đ/kg, mỗi trái nặng trung bình 450g. Lúc còn xanh non có vị chua hơn nhiều loại xoài khác nhưng khi chín thì ngọt, có hương thơm đặc trưng hơn
Mít ruột đỏ
Ông Võ Văn Mau ngụ ở Quận Bình Thuỷ- TP Cần Thơ được xem là người đầu tiên trồng loại cây mít ruột đỏ này. Ông cho biết đây là món quà mà người bạn ở Malaysia đem về tặng nhằm giúp ông đổi đời.
Ông đem trồng, đến khi cho trái thì vỏ mít chuyển dần từ màu xanh sang màu đỏ tím, khi bổ ra thì có hàng trăm múi mít màu đỏ trông khác thường.
Hiện ông Tư Mau trồng khoảng 200 gốc mít ruột đỏ trên diện tích 2.500m2, trong đó có khoảng ½ số cây cho trái năm thứ hai. Trọng lượng trái từ 7 đến 25kg. Bình quân thu hoạch mỗi cây được 160 đến 200kg trái/năm. Giá bán từ 30 đến 40.000đ/kg. Chính vì sự độc đáo của loại trái cây thuộc hàng hiếm này cho nên nhiều người từ khắp nơi đổ về vườn nhà ông Tư Mau để được thưởng thức hương vị và màu sắc của nó và ông Tư Mau đã đổi đời thật sự.
Nguồn: fb trai cay dac san mien tay