==HOTLINESHOW==  ==HOTLINESHOWOTHER==

Giai đoạn 1862-1867 : Năm 1859, quân Pháp xâm chiếm thành Gia Định (cũng gọi là thành Sài Gòn). Năm 1862, triểu đình Huế phải ký nhượng cho Pháp 3 tỉnh miền Đông Nam Kỳ là Biên Hòa, Gia Định và Định Tường. Năm 1867, Pháp vi phạm "hòa ước", đem quân chiếm nốt 3 tỉnh miền Tây Nam Kỳ là Vĩnh Long, An Giang và Hà Tiên. Sau đó, thực dân Pháp xóa bỏ lề lối cai trị cũng như cách phân chia địa giới hành chính phủ huyện cũ của triều đình nhà Nguyễn.Ngày 17 tháng 2 năm 1863, thực dân Pháp tiến hành lập hạt thanh tra Tây Ninh (lỵ sở đặt tại Tây Ninh) trên địa bàn phủ Tây Ninh của tỉnh Gia Định. Từ ngày 11 tháng 2 năm 1864, phủ Tây Ninh có hai huyện trực thuộc là Quang Hóa và Tân Ninh. Ngày 3 tháng 2 năm 1866, thành lập hạt thanh tra Quang Hóa trên địa bàn huyện Quang Hóa của phủ Tây Ninh do tách ra từ hạt thanh tra Tây Ninh (lỵ sở đặt tại Trảng Bàng).

Giai đoạn 1867-1871 :

Ngày 4 tháng 12 năm 1867, tách vùng đất cù lao Minh của hạt thanh tra Bến Tre để thành lập hạt thanh tra Mỏ Cày, với lỵ sở đặt tại chợ Mỏ Cày. Đồng thời, huyện Phong Phú cũng được tách ra khỏi hạt thanh tra Sa Đéc để thành lập mới hạt thanh tra Cần Thơ, với lỵ sở đặt tại Cần Thơ. Cũng trong năm 1867, thực dân Pháp lại cho thành lập thêm hạt thanh tra Đông Xuyên, với lỵ sở đặt tại khu vực chợ Đông Xuyên, trên cơ sở tách ra từ hạt thanh tra Châu Đốc, có địa bàn tương ứng với một phần các huyện Đông Xuyên và Tây Xuyên cũ. Tuy nhiên, sau khi đàn áp xong cuộc khởi nghĩa Bảy Thưa vào năm 1873, lần đầu tiên Gia Định Báo đã dùng từ "Long Xuyên" thay cho "Đông Xuyên". Theo nghị định ngày 5 tháng 1 năm 1876, hạt Long Xuyên được chính thức dùng thay cho tên gọi "Đông Xuyên" trước đó. Đồng thời, cũng tách vùng đất huyện Tuân Ngãi thuộc phủ Lạc Hóa, tỉnh Vĩnh Long trước đây để thành lập hạt thanh tra Bắc Trang, với lỵ sở đặt tại Bắc Trang.

Lịch sử Miền Tây phần 2 - Thời Pháp thuộc

Ngày 5 tháng 12 năm 1868, hạt thanh tra Cai Lậy bị giải thể, sáp nhập địa bàn vào hạt thanh tra Mỹ Tho kể từ ngày 15 tháng 12 năm 1868. Ngày 23 tháng 2 năm 1869, Hạt thanh tra Chợ Gạo bị giải thể, sáp nhập địa bàn vào hạt Thanh tra Mỹ Tho. Ngày 20 tháng 10 năm 1869, hạt thanh tra Cai Lậy được lập lại. Ngày 8 tháng 9 năm 1870, giải thể hạt thanh tra Cần Lố và sáp nhập địa bàn vào các hạt thanh tra Sa Đéc và Cái Bè. Cũng nhân sự kiện này, vì lý do an ninh nên dời trụ sở tới chợ Cái Bè nên lại đổi tên gọi hạt thanh tra Cai Lậy trước đó là hạt thanh tra Cái Bè. Tháng 4 năm 1870, chính quyền Pháp ở Nam Kỳ (đứng đầu là Thống đốc Nam Kỳ) cùng với triều đình vương quốc Cao Miên do Pháp bảo hộ (đứng đầu là vua Norodom I) bắt đầu đàm phán ký kết thỏa ước phân định biên giới[6]. Chính thức điều chỉnh lại biên giới giữa Cao Miên (Campuchia) với Nam Kỳ thuộc Pháp (Cochinchine Française) thay đổi lớn so với biên giới Cao Miên-Nam Kỳ Lục tỉnh tại 2 khu vực: địa phận các hạt thanh tra Trảng Bàng, Tây Ninh (tức vùng lồi Mỏ vịt, nằm kẹp giữa thượng nguồn hai con sông Vàm Cỏ Tây và Vàm Cỏ Đông) thành ra phủ (khet) Svay Téap (ký kết ngày 9 tháng 7 năm 1870), và vùng bờ bắc kênh Vĩnh Tế địa bàn các hạt Hà Tiên, Châu Đốc nhập vào (khet) Tréang, cắt từ đất Nam Kỳ trả về cho Cao Miên.

Giai đoân 1871-1900 :

Từ ngày 5 tháng 6 năm 1871, inspection đổi thành arrondissement (lúc này tiếng Việt gọi là "hạt tham biện", "địa hạt tham biện", "khu tham biện" hay "hạt"). Đứng đầu arrondissement là administrateur, tiếng Việt gọi là Chính tham biện. Dinh hành chính gọi là tòa tham biện nhưng dân cũng quen gọi là tòa bố (giống như dinh quan bố chính của nhà Nguyễn cũ). Tham biện dưới quyền Thống đốc đóng ở Sài Gòn. Giúp việc Chính tham biện là hai phó tham biện; thư ký địa hạt cũng gọi là bang biện tức là secrétaire d’arrondissement. Cũng nhân thời điểm này, toàn vùng đất Nam Kỳ nói chung giảm còn 18 hạt.

Ngày 23 tháng 2 năm 1876, Thống đốc Nam Kỳ ra Nghị định mới giải thể hạt Trà Ôn, đồng thời lấy huyện Phong Phú và một phần huyện An Xuyên và Tân Thành để lập hạt tham biện Cần Thơ với thủ phủ là Cần Thơ. Hạt Cần Thơ thuộc khu vực Bassac (Hậu Giang). Ngày 18 tháng 7 năm 1882, Thống đốc Nam Kỳ lập thêm một hạt (tiểu khu) mới là hạt tham biện Bạc Liêu thuộc khu vực Bassac (Ba Thắc) trên cơ sở tách vùng đất Cà Mau (gồm 3 tổng) của hạt tham biện Rạch Giá hợp với vùng đất Bạc Liêu (gồm 2 tổng) của hạt tham biện Sóc Trăng trước đó, với lỵ sở của hạt đặt tại Bạc Liêu. Ngày 12 tháng 1 năm 1888, hạt Hà Tiên bị giải thể và cho thuộc về hạt tham biện Châu Đốc, đồng thời hạt Rạch Giá cũng bị giải thể và sáp nhập vào địa bàn hạt Long Xuyên. Đến ngày 27 tháng 12 năm 1892, hạt tham biện Hà Tiên và hạt tham biện Rạch Giá đều được phục hồi trở lại, tuy nhiên địa bàn hạt tham biện Hà Tiên lúc bấy giờ chỉ còn là vùng đất huyện Hà Châu thuộc tỉnh Hà Tiên cũ.

Hết phần 2.

Lịch sử Miền Tây phần 2 Thời Pháp thuộc

Lịch sử Miền Tây phần 2 Thời Pháp thuộc
70 7 77 147 bài đánh giá
==HOTLINESHOW==