==HOTLINESHOW==  ==HOTLINESHOWOTHER==

Ngày 20 tháng 12 năm 1899, Toàn quyền Đông Dương ra Nghị định đổi tên gọi "hạt" hay "hạt tham biện" thành "tỉnh" (province) kể từ ngày 1 tháng 1 năm 1900. Đặc biệt, lúc bấy giờ tên tỉnh và tên gọi tỉnh lỵ ở các tỉnh miền Tây Nam Kỳ luôn trùng nhau, dế nhớ, rất thuận tiện trong sinh hoạt và làm việc. Như vậy ở miền Tây Nam Kỳ lúc bấy giờ có 15 tỉnh như sau: Chợ Lớn, Tân An, Mỹ Tho, Gò Công, Vĩnh Long, Bến Tre, Trà Vinh, Sa Đéc, Châu Đốc, Long Xuyên, Rạch Giá, Hà Tiên, Cần Thơ, Sóc Trăng, Bạc Liêu.

Đầu thập niên 1900 thực dân Pháp lập thêm cấp quận (circonscription) và cơ sở phái viên hành chính (délégation administrative), cấp hành chính trung gian giữa tỉnh và tổng; đứng đầu là viên Chủ quận (Chef de la circonscription) và vị Phái viên hành chính (Délégué administratif) tương ứng. Lúc bấy giờ, ngoại trừ tỉnh Bạc Liêu, thực dân Pháp đều thành lập quận Châu Thành ở các tỉnh Tây Nam Kỳ. Quận Châu Thành là nơi đặt tỉnh lỵ của tỉnh đó (tỉnh lỵ chỉ thuộc địa phận một làng nhất định thuộc quận này). Riêng ở tỉnh Gò Công, thực dân Pháp lại không thành lập các quận, các tổng trực thuộc tỉnh. Ngoại trừ quận Châu Thành, tên gọi các quận khác thường được lấy theo tên gọi nơi đặt quận lỵ, có khi là tên chợ theo chữ Nôm hoặc Việt hóa tên gọi dân gian theo tiếng Khmer trước đó (chẳng hạn: Cai Lậy, Cái Bè), có khi lại lấy theo tên làng theo chữ Hán Việt (chẳng hạn: Vĩnh Lợi, Vĩnh Châu). Ngoài ra, cũng có một vài tổng nâng lên thành quận và lấy tên gọi cấp tổng trước đó (chẳng hạn Phú Quốc).

Lịch sử Miền Tây phần 3 thời kỳ sau năm 1990

Thời Pháp thuộc, các đơn vị hành chính trực thuộc trong một tỉnh được phân chia, sắp xếp như sau: dưới tỉnh (province) là quận (circonscription), dưới quận là tổng (canton), dưới tổng là làng (village), dưới làng là ấp. Sự phân chia, sắp xếp này được duy trì, thực hiện ở cả vùng nông thôn lẫn thành thị. Tên tỉnh và tên quận thường lấy theo tên gọi chữ Nôm, còn tên đơn vị hành chính cấp tổng, làng và ấp thường lấy theo tên gọi chữ Hán Việt. Thực dân Pháp chủ trương tiết kiệm ngân sách nên cho đến năm 1945 đã có nhiều lần sáp nhập các làng lại với nhau, do vậy vào năm 1945 nếu so sánh với giai đoạn trước thì tổng số làng trong toàn miền Tây Nam Kỳ nói chung và trong từng tỉnh nói riêng đã giảm.

Ngày 18 tháng 12 năm 1928, Toàn quyền Đông Dương ra Nghị định thành lập các thành phố cấp III trực thuộc các tỉnh cùng tên gọi: Bạc Liêu, Cần Thơ, Rạch Giá và Mỹ Tho có Ủy ban thành phố, thị trưởng do chủ tỉnh bổ nhiệm và có ngân sách riêng. Tuy nhiên, các đô thị này vẫn được gọi phổ biến hơn bằng danh xưng là các "thị xã".

Ngày 31 tháng 1 năm 1935, Toàn quyền Đông Dương lại tiếp tục ra Nghị định thành lập thành phố Long Xuyên là thành phố cấp III trực thuộc tỉnh Long Xuyên.

Ngày 29 tháng 12 năm 1952, chính quyền Quốc gia Việt Nam thân Pháp quyết định công nhận 5 đô thị tỉnh lỵ sau ở miền Tây Nam Kỳ trở thành 5 thị xã hỗn hợp (commune mixte) trực thuộc 5 tỉnh cùng tên gọi: Bạc Liêu, Cần Thơ, Rạch Giá, Mỹ Tho và Long Xuyên.

Giai đoạn 1945-1954 :

Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, chính quyền kháng chiến của Việt Minh do Việt Nam Dân chủ Cộng hòa lãnh đạo ban đầu vẫn duy trì tên gọi của 14 tỉnh ở miền Tây Nam Bộ như trên. Đồng thời, cấp tổng cũng được bãi bỏ, các quận gọi là "huyện", các làng gọi là "xã". Các làng là nơi đặt tỉnh lỵ của mỗi tỉnh cũng được nâng cấp thành các "thị xã" trực thuộc tỉnh (các làng này trước năm 1945 đều thuộc quận Châu Thành của tỉnh đó, ngoại trừ tỉnh Bạc Liêu không có quận Châu Thành mà là quận Vĩnh Lợi), còn quận Châu Thành được chuyển thành huyện Châu Thành. Như vậy, lúc bấy giờ tất cả các tỉnh ở miền Tây Nam Bộ đều có một thị xã tỉnh lỵ trực thuộc.

Ngày 12 tháng 9 năm 1947, theo chỉ thị số 50/CT của Ủy ban kháng chiến hành chính Nam Bộ (chính quyền Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa), lúc bấy giờ có sự thay đổi sắp xếp hành chính của tỉnh Châu Đốc và tỉnh Long Xuyên, thành lập các tỉnh mới có tên là Long Châu Tiền và Long Châu Hậu như sau:

  • Tỉnh Long Châu Tiền nằm ở phía bờ trái (tả ngạn) sông Hậu, hai bên sông Tiền
  • Tỉnh Long Châu Hậu nằm ở phía bờ phải (hữu ngạn) sông Hậu

Đến tháng 10 năm 1950 tỉnh Long Châu Hậu hợp nhất với tỉnh Hà Tiên thành tỉnh Long Châu Hà. Tháng 6 năm 1951, tỉnh Long Châu Tiền hợp nhất với tỉnh Sa Đéc thành tỉnh Long Châu Sa.

Tuy nhiên, những việc thay đổi hành chính này lại không được chính quyền Quốc gia Việt Nam của Bảo Đại lúc bấy giờ công nhận. Đến năm 1954, chính quyền Việt Minh đều khôi phục lại tất cả các tỉnh có từ năm 1945 trở về trước.

Hết phần 3.

Lịch sử Miền Tây phần 3,lich su mien tay phan 3

Lịch sử Miền Tây phần 3,lich su mien tay phan 3
69 7 76 145 bài đánh giá
==HOTLINESHOW==