==HOTLINESHOW== ==HOTLINESHOWOTHER==
Sống trong “vương quốc” của cá đồng nên nghề cá là một trong những nghề lâu đời nhất và gần gũi nhất của người dân Đồng Tháp Mười. Ngay từ những ngày đầu mới định cư, họ đã sớm nhận ra rằng “Nhất phá sơn lâm, nhì đâm hà bá”, hiểu là thứ nhất khai thác rừng, thứ hai khai thác cá tôm.
Phong tục cưới hỏi miền tây còn áp dụng các nghi lễ trong cưới hỏi như: lục lễ (6 lễ) : 1. Lễ giáp lời 2. Lễ Thông gia 3. Lễ cầu thân 4. Lễ nói 5. Lễ cưới 6. Lễ phản bái. Trong giai đoạn tiền hôn nhân, trước khi hai họ muốn kết thân với nhau thì phải trải qua ba vấn đề tiền hôn nhân, ngày xưa định hôn nhân là do ông mai, bà mối điểm chỉ – hoặc do cha mẹ đôi bên đính ước, ngày nay do sự tìm hiểu của đôi nam, nữ.
Điềm lành trong dịp Tết nguyên đán:
Tục thờ Thông Thiên ở Miền Tây là một tín ngưỡng thờ Trời phổ biến ở Nam Bộ nói chung và Miền Tây nói riêng. Theo tín ngưỡng dân gian, Trời được xếp trước Phật trong các đối tượng được thờ, theo thứ tự “Trời – Phật – Thánh – Thần”, nên việc thờ Trời là việc đầu tiên của mỗi người, mỗi nhà.
Hằng năm cứ vào độ Xuân về, người dân tại đây lại chuẩn bị làm bánh Tét. Loại bánh đã đi vào ý thức của người mỗi độ Xuân sang
Lễ Cholchnam Thmay là tết cổ truyền của người Khmer vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Lễ diễn ra vào năm mới nên còn gọi là “Lễ chịu tuổi”. Lễ tính theo Phật lịch, kéo dài 3 ngày và thường diễn ra trong khoảng tháng 4 dương lịch hàng năm (Tức vào khoảng 13, 14, 15 tháng 3 âm lịch.
Lễ hội Kathina còn gọi là lễ dâng bông, lễ dâng y cà sa, là nghi lễ đậm nét văn hóa của người Khmer vùng Sóc Trăng nói riêng, Tây Nam Bộ nói chung. Lễ hội này diễn ra nhằm mục đích cầu cho dân làng yên ấm, gia đình an vui, mưa thuận gió hòa, mùa mang tươi tốt.
Lễ Đôn ta là lễ hội truyền thống lớn nhất trong năm của người Khmer, còn được gọi là lễ cúng ông bà. Lễ có ý nghĩa giống với lễ Vu Lan của người Việt nên còn được gọi là lễ "Xá tội vong nhân". Đây là lễ được tổ chức nhằm tưởng nhớ đến công ơn ông bà, cha mẹ và người thân, tạ ơn những người đã khuất và cầu phước cho những người còn sống, tạo nên sự gắn bó giữa bạn bè, người thân và cả cộng đồng.
Lễ Tục Tống Gió Tống Ôn là một lễ tục có từ lâu đời ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long. Nó gắn liền với các nghi thức trai đàn, cúng cô hồn cũng như gắn với một số lễ tục khác nên nó rất phổ biến ở vùng nông thôn Miền Tây trước đây Lễ tục này có từ những buổi đầu khai hoang mở cõi, khi mới bắt đầu định hình chợ búa xóm làng.
Bánh Tét lá cẩm là 1 trong đặc sản mà không thể bỏ qua. Bánh Tét được xem như một biến thể của Bánh Chưng, loại bánh có lịch sử lâu đời trong ẩm thực truyền thống Việt Nam còn được sử sách nhắc lại qua truyền thuyết liên quan đến hoàng tử Lang Liêu vào đời vua Hùng thứ 6. Do tác động của điều kiện sinh sống và nguyên liệu đặc trưng vùng miền, hình vuông của bánh Chưng đã biến thành hình trụ của bánh Tét, còn cơ bản các nguyên liệu và cách chế biến gần giống nhau.
Ở đây mỗi lần tới đám giỗ, con cháu khắp nơi đều ráng về nhà trước ngày đám giỗ vài ngày để cùng quây quần chuẩn bị. Nếu bạn đã từng dự đám giỗ, bạn sẽ cảm nhận rõ ràng nhất thứ tình cảm gia đình, tình bà con chòm xóm và thứ văn hóa hào sảng, phóng khoáng của người địa phương. Thế mà, đôi khi lại bị nói là phung phí, là bày vẽ mới ngộ chứ. Có không héng? Ai mà biết! Với tôi, đám giỗ ở nơi đây là văn hóa, một văn hóa đẹp.
Miền Tây tưởng chừng như đơn giản nhưng nếu là lần đầu xuống đây thì Quý khách cũng nên chuẩn bị kỹ để có được chuyến đi tốt đẹp. Vietsense Travel xin chia sẻ những điều cần biết để Quý khách tham khảo. Hi vọng bài viết này sẽ cung cấp thêm nhiều thông tin bổ ích để Quý khách có những hành trình du hý được vui vẻ trọn vẹn.