==HOTLINESHOW==  ==HOTLINESHOWOTHER==

  • Bến Ninh Kiều

    Bến Ninh Kiều

    Bến Ninh Kiều nay được gọi là Công viên Ninh Kiều là một bến nước và là địa danh chương trình , văn hóa của thành phố Cần Thơ hình thành từ thế kỷ 19. Bến Ninh Kiều tọa lạc ở bờ phải sông Hậu, nằm giữa ngã ba sông Hậu và sông Cần Thơ tiếp giáp với đường Hai Bà Trưng, phường Tân An, quận Ninh Kiều thuộc thành phố Cần Thơ.

  • Phong Tục Tập Quán ở Bạc Liêu

    Phong Tục Tập Quán ở Bạc Liêu

    Với Phong tục ăn Văn hóa ẩm thực của cư dân Bạc Liêu vừa mang sắc thái dân tộc và yếu tố bản địa vùng miền. Các món ăn hầu hết có nguyên liệu ( rau củ, tôm, cua, cá…xuất xứ từ đia phương với 3 vùng sinh thái ( nước mặn, ngọt, lợ) theo hình thức “mùa nào thức nấy”, “ cây nhà lá vườn. Việc pha chế, nấu nướng khá cầu kỳ do sự ảnh hưởng người của người Hoa ( món ăn thường ăn nóng, nhiều mỡ,..) , ảnh hưởng người Ấn ( món ăn thường cay, ngọt – ví dụ món bò cay ), món ăn mang sắc thái dân dã Nam bộ ( bánh xèo, cá lóc nướng trui…) cộng với các loại rau tại chỗ; các sản vật có tại chỗ …), món ăn đậm chất dân tộc Khmer ( bún mắm nước lèo,…).

  • Đờn ca tài tử Miền Tây Nam Bộ

    Đờn ca tài tử Miền Tây Nam Bộ

    Đờn ca tài tử Miền Tây Nam Bộ là một dòng nhạc dân tộc của Việt Nam đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể và là một danh hiệu UNESCO ở Việt Nam có vùng ảnh hưởng lớn, với phạm vi 21 tỉnh thành phía nam. Đờn ca tài tử hình thành và phát triển từ cuối thế kỉ 19, bắt nguồn từ nhạc lễ, Nhã nhạc cung đình Huế và văn học dân gian. Đờn ca tài tử là loại hình nghệ thuật dân gian đặc trưng của vùng Nam Bộ. Đây là một loại hình nghệ thuật của đàn và ca, do những người bình dân, thanh niên nam nữ nông thôn Nam Bộ hát ca sau những giờ lao động. Đờn ca tài tử xuất hiện hơn 100 năm trước, là loại hình diễn tấu có ban nhạc gồm 4 loại là đàn kìm, đàn cò, đàn tranh và đàn bầu (gọi là tứ tuyệt), sau này, có cách tân bằng cách thay thế độc huyền cầm bằng cây guitar phím lõm. Những người tham gia đờn ca tài tử phần nhiều là bạn bè, chòm xóm với nhau. Họ tập trung lại để cùng chia sẻ thú vui tao nhã nên thường không câu nệ về trang phục.

  • Món ngon Bến Tre

    Món ngon Bến Tre

    Chương trình Miền Tây - Nhắc tới Bến Tre người ta không chỉ liên tưởng tới hình ảnh người con gái có tóc dài thướt tha, mà còn nhớ về những món ăn ngon, độc đáo được làm từ trái dừa như: kẹo dừa, đuông dừa, rượu dừa… Trong đó không thể không kể đến những món ngon chế biến từ củ hũ dừa.

  • Lịch sử Miền Tây phần 4 - Giai đoạn 1954 đến nay

    Lịch sử Miền Tây phần 4 - Giai đoạn 1954 đến nay

    Thời Việt Nam Cộng hòa (1954-1975), khu vực miền Tây Nam Bộ được gọi là Tây Nam Phần. Sau năm 1956, các "làng" gọi là "xã". Các đơn vị hành chính trực thuộc trong một tỉnh được phân chia, sắp xếp như sau: dưới "tỉnh" là "quận", dưới "quận" là "tổng", dưới "tổng" là "xã", dưới "xã" là "ấp". Sự phân chia, sắp xếp này được duy trì, thực hiện ở cả vùng nông thôn lẫn thành thị. Từ năm 1962, chính quyền bỏ dần, đến năm 1965 thì bỏ hẳn cấp "tổng", các "xã" trực tiếp thuộc các "quận".

  • Lịch sử Miền Tây phần 3 thời kỳ sau năm 1990

    Lịch sử Miền Tây phần 3 thời kỳ sau năm 1990

    Ngày 20 tháng 12 năm 1899, Toàn quyền Đông Dương ra Nghị định đổi tên gọi "hạt" hay "hạt tham biện" thành "tỉnh" (province) kể từ ngày 1 tháng 1 năm 1900. Đặc biệt, lúc bấy giờ tên tỉnh và tên gọi tỉnh lỵ ở các tỉnh miền Tây Nam Kỳ luôn trùng nhau, dế nhớ, rất thuận tiện trong sinh hoạt và làm việc. Như vậy ở miền Tây Nam Kỳ lúc bấy giờ có 15 tỉnh như sau: Chợ Lớn, Tân An, Mỹ Tho, Gò Công, Vĩnh Long, Bến Tre, Trà Vinh, Sa Đéc, Châu Đốc, Long Xuyên, Rạch Giá, Hà Tiên, Cần Thơ, Sóc Trăng, Bạc Liêu.

  • Lịch sử Miền Tây phần 2 - Thời Pháp thuộc

    Lịch sử Miền Tây phần 2 - Thời Pháp thuộc

    Giai đoạn 1862-1867 : Năm 1859, quân Pháp xâm chiếm thành Gia Định (cũng gọi là thành Sài Gòn). Năm 1862, triểu đình Huế phải ký nhượng cho Pháp 3 tỉnh miền Đông Nam Kỳ là Biên Hòa, Gia Định và Định Tường. Năm 1867, Pháp vi phạm "hòa ước", đem quân chiếm nốt 3 tỉnh miền Tây Nam Kỳ là Vĩnh Long, An Giang và Hà Tiên. Sau đó, thực dân Pháp xóa bỏ lề lối cai trị cũng như cách phân chia địa giới hành chính phủ huyện cũ của triều đình nhà Nguyễn.Ngày 17 tháng 2 năm 1863, thực dân Pháp tiến hành lập hạt thanh tra Tây Ninh (lỵ sở đặt tại Tây Ninh) trên địa bàn phủ Tây Ninh của tỉnh Gia Định. Từ ngày 11 tháng 2 năm 1864, phủ Tây Ninh có hai huyện trực thuộc là Quang Hóa và Tân Ninh. Ngày 3 tháng 2 năm 1866, thành lập hạt thanh tra Quang Hóa trên địa bàn huyện Quang Hóa của phủ Tây Ninh do tách ra từ hạt thanh tra Tây Ninh (lỵ sở đặt tại Trảng Bàng).

  • Lịch sử Miền Tây phần 1

    Lịch sử Miền Tây phần 1

    Lịch sử Miền Tây,  thời chúa Nguyễn và thời Tây Sơn : Nam Bộ xưa được gọi là xứ Đồng Nai. Mùa xuân năm Mậu Dần (1698), chúa Nguyễn sai Nguyễn Hữu Cảnh sang kinh lược Cao Miên, lấy đất Nông Nại đặt làm phủ Gia Định. "Đất Nông Nại" hay "phủ Gia Định" khi ấy gồm chung cả Nam Bộ. Tháng 8 mùa thu năm Giáp Ngọ (1714), vua phong cho một người ở Lôi Châu, tỉnh Quảng Đông làm Tổng binh trấn Hà Tiên. Theo sách Hoàng Việt Giáp Tý niên biểu thì năm Mậu Tý 1708, chúa Minh trao cho Mạc Cửu chức Tổng binh Hà Tiên.

  • Áo Bà Ba của người Nam Bộ

    Áo Bà Ba của người Nam Bộ

    Áo Bà Ba của người Nam Bộ thấp thoáng trên những cánh đồng ngày mùa, rộn ràng, nhưng e ấp trong các lễ hội.  lung linh duyên dáng trên sông trăng và đậm chất dân dã, say lòng người khi những thiếu nữ thướt tha bận áo bà ba trên những chiếc cầu tre…

  • Tết Đoan Ngọ

    Tết Đoan Ngọ

    Tết Đoan Ngọ hay Tết Đoan Dương, ngày mùng 5 tháng 5 âm lịch, là một ngày Tết truyền thống tại một số nước Đông Á như Triều Tiên, Việt Nam,Trung Quốc. Tết Đoan ngọ tồn tại từ lâu trong văn hoá dân gian Phương Đông và có ảnh hưởng đến sinh hoạt văn hoá. Đoan nghĩa là mở đầu, Ngọ là giữa trưa và ăn tết Đoan Ngọ là ăn vào giữa trưa.

  • Đò chợ Miền Tây

    Đò chợ Miền Tây

    Đò chợ Miền Tây không phải những chuyến đò ngang, đò chợ miền Tây mới chính là phương tiện giao thông độc đáo, đặc trưng nhất của vùng sông nước. Mặc dù rất nhiều những tuyến đường quốc lộ, những cây cầu mang tầm châu lục cùng các phương tiện giao thông hiện đại đã được hình thành nhưng những chuyến đò chợ, dấu tích từ thời mở cõi đến nay vẫn còn, vẫn gắn bó thân thiết với những con người miền sông nước này, như nét gạch nối quá khứ và tương lai, hàng trăm năm qua.

  • Văn hóa nghề cá Đồng Tháp Mười phần 2

    Văn hóa nghề cá Đồng Tháp Mười phần 2

    Đây là dạng tín ngưỡng truyền thống của dân Đồng Tháp Mười. Lễ cầu ngư thường được tổ chức váo lúc cao điểm của mùa khai thác cá, tức vào cuối năm, khi nước rút. 

Trang [<<] [<] 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 [>] [>>]

Cẩm Nang | TRANG 4

Cẩm Nang | TRANG 4
17 1 18 35 bài đánh giá