==HOTLINESHOW==  ==HOTLINESHOWOTHER==

  • Gỏi Sầu Đâu Miền Tây

    Gỏi Sầu Đâu Miền Tây

    Sầu đâu là loại cây hoang dã, mọc nhiều nhất ở Châu Đốc (An Giang), Kiên Giang, Bạc Liêu... Không như cây sầu đâu phổ biến ở miền Trung, có hoa màu tím, lá độc không ăn được. Cây sầu đâu ở miền Tây có hoa màu trắng, lá có vị đắng, thường được người dân ở đây chế biến thành món gỏi sầu đâu ngon miệng. Món ăn là sự pha trộn giữa vị đắng của lá sầu đâu, cái mằn mặn của khô cá sặt, chua của xoài, hương thơm nồng các loại rau rất hấp dẫn.

  • Hủ Tiếu Nam Vang

    Hủ Tiếu Nam Vang

    Hủ tiếu đã trở thành món ăn quen thuộc với người miền Nam, với 3 thương hiệu nổi tiếng: hủ tiếu Mỹ Tho, hủ tiếu Nam Vang và hủ tiếu Sa Đéc. Trong đó, hủ tiếu Nam Vang có nguồn gốc từ Campuchia được ưa chuộng hơn hết. Nhiều người gọi đùa hủ tiếu Nam Vang là món ăn đa sắc tộc, bởi nó có nguồn gốc từ Campuchia, do người Hoa nấu cho người Việt thưởng thức.

  • Bánh Pía Sóc Trăng

    Bánh Pía Sóc Trăng

    hành trình miền tây thưởng thức bánh pía là sản phẩm độc đáo của Sóc Trăng. Thưởng thức vài chiếc bánh  cùng với ngụm trà gừng, buôn đôi ba câu chuyện lại thêm ấm lòng khách thăm quan.  Và thật đáng tiếc cho ai đến nơi đây bỏ qua dịp được nếm thử những chiếc bánh nhỏ nhắn mà thơm lâu này.  

     

  • Hủ Tiếu Mỹ Tho

    Hủ Tiếu Mỹ Tho

    Hủ tiếu Mỹ Tho là một trong ba thương hiệu nổi tiếng nhất của miền Nam, bên cạnh hủ tiếu Sa Đéc và Nam Vang. Nhìn sơ qua, hủ tiếu Mỹ Tho cũng na ná các món ăn cùng loại, với thành phần chính là sợi hủ tiếu, nước dùng và nguyên liệu ăn kèm. Nhưng chỉ đến khi ăn thử, bạn mới cảm nhận được sự khác biệt rất riêng của món ăn này.

  • Lẩu Cua Đồng

    Lẩu Cua Đồng

    Không đậm đà như lẩu mắm, cũng không nổi tiếng như lẩu cá linh bông điên điển, nhưng lẩu cua đồng vẫn được nhiều người ưu ái lựa chọn, nhất là trong những ngày nắng nóng như hiện nay. Món ăn dân dã này có nhiều ở các tỉnh miền Tây, tùy từng địa phương mà được biến tấu với các thành phần khác nhau như: cua đồng, tôm, ghẹ, các loại rau... tuy nhiên, dù có biến tấu như thế nào đi nữa nó vẫn giữ được hương vị ngọt thanh mát đặc trưng của cua đồng. 

  • Bún Cá Châu Đốc

    Bún Cá Châu Đốc

    trải nghiệm Mien Tay- Nhắc đến bún cá, người ta thường nhớ ngay đến món bún cá Châu Đốc trứ danh. Chẳng ai biết xuất xứ của món ăn này, chỉ biết rằng bún cá là một món ăn rất được người dân miền Tây yêu thích. Có lẽ một phần cũng vì hình ảnh miền Tây thường gắn liền với sông nước, nhiều tôm cá nên các món ăn được chế biến từ cá luôn chiếm giữ một vai trò quan trọng trong văn hóa ẩm thực.

  • Bánh Tằm Bì Miền Tây

    Bánh Tằm Bì Miền Tây

    Bánh tằm bì là món ăn dân dã được nhiều người ưa thích tại miền Tây Nam bộ. Nhiều người cho rằng đây là món ăn đặc sản của người dân Bạc Liêu, tuy nhiên đi khắp các tỉnh miền Tây hay ở giữa Sài Gòn bạn cũng có thể thưởng thức món ăn bình dị nhưng ngon miệng này. Bánh tằm bì với sợi bánh làm từ bột gạo, ăn kèm bì cùng nước cốt dừa có vị béo, mằn mặn và vị ngọt đúng chất miền Tây.

  • Cá Kèo Miền Tây

    Cá Kèo Miền Tây

    chương trình mien Tay thưởng thức cá kèo là đặc sản của miền Tây Nam bộ, thường sống ở vùng sông nước lợ. Cá kèo tuy nhỏ con nhưng ít xương, thịt mềm và rất ngọt, có thể chế biến được nhiều món ăn ngon miệng. Cá kèo thịt ngọt và thơm, nổi tiếng lành và sạch lại dễ chế ra nhiều món ngon, từ chiên, kho, cho tới nướng, lẩu… Cá kèo nấu lá giang với vị chua thanh rất lạ miệng hấp dẫn người ăn. Cá kèo nướng lại quyến rũ thực khách vì hương vị thơm nức.

  • Phở Cá Miền Tây

    Phở Cá Miền Tây

    hành trình Miền Tây thưởng thức Phở cá là một trong những món ăn ngon, hấp dẫn từ cách chế biến đến mùi vị của người miền Tây. Không nổi tiếng như phở bò hay phở gà, tuy nhiên, phở cá vẫn thu hút được người ăn bởi hương vị thơm ngon riêng biệt của mình. Được biến tấu từ món phở truyền thống, phở cá là sự kết hợp giữa bánh phở, cá tươi cùng nước dùng có vị ngọt thanh và không có vị béo.

  • Về Miền Tây Thưởng Thức Đuông Dừa

    Về Miền Tây Thưởng Thức Đuông Dừa

    Với nhiều người, việc nhìn những con đuông dừa to bằng ngón tay ngọ nguậy là đã thấy lạnh sống lưng. Nhưng với người dân miền Tây thì đó là một tặng vật của thiên nhiên, một đặc sản mà không phải lúc nào cũng có. Ở miền Tây, đuông dừa có nhiều nhất ở Bến Tre, nơi có các cánh rừng dừa bạt ngàn. Đuông dừa là nguồn nguyên liệu để chế biến nên nhiều món ăn thơm béo, ngon miệng.

  • Bánh Xèo Nam Bộ

    Bánh Xèo Nam Bộ

    trải nghiệm miền Tây thưởng thức Bánh xèo là một loại bánh Việt Nam, có bột bên ngoài, bên trong có nhân là tôm, thịt, giá đỗ, được rán màu vàng, đúc thành hình tròn hoặc gấp lại thành hình bán nguyệt. Xuất hiện trong những ngày đầu mở đất phương Nam, bánh xèo là món ăn dân gian rất nổi tiếng. Những ai đã một lần ăn loại bánh này chắc hẳn không thể nào quên hương vị đậm đà đầy chất dân dã của nó.

  • Cháo Cá Lóc Rau Đắng

    Cháo Cá Lóc Rau Đắng

    hành trình mien tay thưởng thức Cháo cá lóc là món ăn không xa lạ gì với người dân đồng bằng sông Cửu Long vốn quanh năm được thiên nhiên ưu đãi nhiều cá tôm. Cá lóc là loài cá sống nhiều ở ao hồ, sông rạch Nam Bộ, ít xương nhiều thịt. Thịt ngọt và thơm ngon. Người dân Nam bộ có nhiều cách để chế biến các món ăn từ cá lóc như cá lóc kho tộ, cá lóc chiên xù, nướng trui cuốn bánh tráng, cá lóc nấu canh chua…Các món ăn này rất được khách thăm quan ưa chuộng khi về thăm vùng đất này. Để thay đổi khẩu vị, người dân miền Tây đã tạo ra món cháo cá lóc ăn kèm rau đắng hấp dẫn và ngon miệng.

Trang [<<] [<] 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 [>] [>>]

Cẩm Nang | TRANG 8

Cẩm Nang | TRANG 8
17 1 18 35 bài đánh giá